Mục lục
Theo thống kê của các tổ chức kinh tế, trung bình một người sẽ thay đổi công việc khoảng 7 lần bởi các lý do như: mong muốn lương cao hơn, tìm một môi trường tốt, dễ thăng tiến hơn. Hầu hết, việc chuyển hướng sự nghiệp được mọi người thực hiện khi còn trẻ. Đối với các nhân viên đã ở tuổi 30, việc chuyển hướng sự nghiệp thật sự không dễ dàng chút nào!
Nếu bạn đang có nhu cầu thay đổi công việc của mình nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn hãy đọc bài viết dưới đây của chúng tôi!
Nắm bắt xu thế ngành nghề – Bước đi cần thiết cho chuyển hướng sự nghiệp
Nếu bạn đang mong muốn chuyển hướng sự nghiệp hãy chắc chắn rằng nghề nghiệp mà bạn chuẩn bị theo đuổi sẽ được phát triển trong tương lai. Một ngành nghề được xem là ổn định trong tương lai nếu công việc không bị xáo trộn, doanh thu được đảm bảo, ít chịu tác động của các đợt khủng hoảng kinh tế.
Để có thể làm được điều trên, hãy thường xuyên cập nhật báo đài, theo dõi thông tin, ghi chú lại những nhóm nghề nghiệp dễ thăng tiến nhất, có tốc độ phát triển tốt. Một khi đã biết nắm bắt xu thế, bạn sẽ dễ dàng đạt được một vị trí như ý khi chuyển hướng sự nghiệp.
Tự xây dựng thương hiệu cho bản thân
Xây dựng thương hiệu cho bản thân chính là bước đi cần thiết đầu tiên trước khi chuyển hướng sự nghiệp
Trước tiên, bạn hãy lấy giấy viết ra và liệt kê mọi kỹ năng mà bạn đang có (kể cả các kỹ năng mềm chứ không chỉ các kỹ năng chuyên môn). Bên cạnh đó, bạn cũng cần ghi ra tất cả những hoạt động xã hội, những chương trình nhỏ nhặt mà bạn đã tham gia. Sau khi đã liệt kê ra tất cả, hãy thử nhìn lại một lần nữa và động não xem những điểm nào có thể giúp bạn xây dựng nên thương hiệu cho mình để phục vụ cho một công việc mới. Lúc này đây, bạn hẵn sẽ rất ngạc nhiên khi nhận thấy:
- Khả năng lập kế hoạch tiệc tùng cho gia đình và bạn bè lại thích hợp để làm việc cho các nhà cung cấp thực phẩm
- Khả năng ca hát có thể phù hợp với một công ty thu âm
- …
Xây dựng thương hiệu cá nhân là việc làm hết sức cần thiết để chuyển hướng nghề nghiệp
Đừng ngần ngại khi đánh giá các thành tựu nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn của bản thân bởi biết đâu chúng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trên con đường chuyển hướng sự nghiệp.
Bạn cũng cần phải chăm sóc cho hình ảnh cá nhân của mình trên các phương tiện truyền thông một cách thật cẩn thận. Thông thường, trước các buổi phỏng vấn, đội ngũ tuyển dụng sẽ lướt qua toàn bộ website, tài khoản facebook, instagram,… của bạn. Chính vì vậy, hãy luôn giữ những tài khoản này trong tình trạng tốt nhất. Bên cạnh đó, trong các thư trả lời, email xin việc hãy tìm hiểu và chuẩn bị sao cho thật chuyên nghiệp. Điều này sẽ khiến các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao.
Trang bị kiến thức mới
Mặc cho bạn đang sở hữu rất nhiều kỹ năng, cùng lượng kinh nghiệm khổng lồ đã tích góp được ở công ty cũ, trong hầu hết trường hợp, bạn vẫn phải trang bị thêm kiến thức mới cho mình nếu muốn việc chuyển hướng sự nghiệp diễn ra suôn sẻ.
Kiến thức mới ở đây không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn có các kỹ năng mềm. Hãy xem bản kỹ năng mà bạn đã liệt kê sau đó thử nhìn lại xem mình cần phải bổ sung những kỹ năng gì, học tập thêm những mảng nào để đảm bảo đáp ứng tốt công việc. Một lưu ý nhỏ đó là bạn cũng nên dành thời gian, tìm hiểu toàn bộ các thông tin về công ty mà bạn đang có ý định ứng tuyển. Việc hiểu rõ công ty xin việc sẽ giúp bộ phận tuyển dụng nhận thấy bạn đã chuẩn bị rất kỹ càng và rất có mong muốn được làm việc ở đây.
Bạn có thể trang bị thêm cho mình những kiến thức mới thông qua báo chí, sách vở, khóa học trên mạng,…
Giữ liên lạc, xây dựng các mối quan hệ
Ngoài kiến thức và kỹ năng, mối quan hệ là thứ không thể thiếu. Hãy tận dụng tất cả mối liên lạc từ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp cũ để trợ giúp bạn trong quá trình chuyển hướng sự nghiệp. Họ luôn là người hiểu rõ về khả năng, đạo đức của bạn. Chính vì vậy, trong một số trường hợp, các mối quan hệ này sẽ đem đến cho bạn những thành công mà không “giấy trắng mực đen” nào có thể diễn tả cụ thể. Chẳng hạn như:
- Họ có thể xác nhận, viết thư giới thiệu
- Nhờ vào quen biết để giúp bạn có được một cuộc gọi điện thoại phỏng vấn
- …
Những mối quan hệ đem lại cho bạn nhiều lợi thế hơn khi chuyển hướng sự nghiệp
Tuy vậy, các mối quan hệ chỉ là yếu tố hỗ trợ giúp bạn có cơ hội được gặp mặt ban lãnh đạo hoặc bộ phận tuyển dụng. Để đảm bảo việc chuyển hướng sự nghiệp thành công như bạn mong muốn, bạn phải trang bị cho mình đầy đủ kỹ năng và kiến thức. Hãy luôn nhớ rằng kỹ năng và kiến thức chính là hai yếu tố quan trọng nhất để chuyển hướng sự nghiệp thành công!
Tags: chuyển hướng sự nghiệp, thay đổi công việc, đổi việc làm