Bài học về quản lý năng lượng cá nhân hiệu quả

Bạn luôn cảm thấy mệt mỏi dù hoàn thành mọi công việc đúng thời hạn? Bạn kiệt sức sau mỗi ngày làm việc dài đằng đẵng? Chắc hẳn có điều gì đó bạn đang cần phải sửa chữa trong lịch trình, tuy nhiên bạn đang lờ mờ hoặc thậm chí không thể nhận thấy nó. Trong bài viết hôm nay, Getfly CRM sẽ chia sẻ cho các bạn bí kíp thực sự để thành công – quản lý năng lượng hiệu quả.

Không phải quản lý thời gian hiệu quả – quản lý năng lượng cá nhân mới là chìa khóa của thành công

bai-hoc-ve-quan-ly-nang-luong-ca-nhan-hieu-qua
quản lý năng lượng hiệu quả – chìa khóa thành công

Quản lý năng lượng hiệu quả là phương pháp những người thành công sử dụng để gia tăng năng suất làm việc. Bởi khi tâm trạng tốt bạn sẽ xử lý công việc hiệu quả và nhanh chóng hơn. Để ứng dụng hiệu quả bí kíp này, trước tiên bạn cần tự trả lời một câu hỏi quan trọng Năng lượng của bạn hiện thế nào?. Đây quả thực là một câu hỏi mở đầu khó, do vậy Getfly sẽ cung cấp vài gợi ý giúp bạn tìm ra câu trả lời. Hãy thử sử dụng các câu hỏi tại sao và liệt kê những lý do ra một tờ giấy chẳng hạn:

  • Tại sao hôm nay tâm trạng của bạn lại tệ?
  • Tại sao lúc này bạn lại cảm thấy căng thẳng?
  • Tại sao bạn cảm thấy hạnh phúc khi nhìn thấy điều đó?
  • ….
bai-hoc-ve-quan-ly-nang-luong-ca-nhan-hieu-qua
Liệt kê những nguyên nhân tạo nên cảm xúc cá nhân của bạn

Sau một khoảng thời gian bạn hãy tổng hợp những đặc điểm đó và chia chúng vào 2 cột:

  • Năng lượng của bạn tốt khi:  Được làm công việc ưa thích, xác định được đích đến, hoàn thành được công việc đã trì hoãn từ lâu,…
  • Năng lượng của bạn thấp khi: Cảm thấy tồi tệ, buồn bã, sợ nhắc đến tương lai, bị ép buộc làm điều không hợp sở thích, phải tương tác bằng mắt,…

Từ đó bạn có thể phác thảo chân dung chính bản thân mình và dễ dàng đưa ra câu trả lời cho câu hỏi ban đầu? Hiện giờ, năng lượng cá nhân của bạn thế nào?

Làm thế nào để quản lý năng lượng cá nhân hiệu quả?

Mọi công việc sẽ được giải quyết hiệu quả khi năng lượng của bạn đang ở trong trạng thái tốt. Tuy nhiên làm sao để duy trì được trạng thái này hoặc làm sao để giúp bản thân thoát khỏi trạng thái năng lượng thấp. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

Xác định mục tiêu, đích đến cho mỗi công việc

Nếu bạn cảm thấy việc đang làm thực sự cần thiết và ý nghĩa với bản thân, bạn sẽ cảm thấy tích cực, kiên trì hơn cùng với trạng thái tập trung cao độ, hứng thú nhất. Tuy vậy, trong nhịp sống hiện đại ngày nay, bận rộn cùng những mối quan hệ xung quanh không cho chúng ta nhiều thời gian để chú ý đến những chuyện này, thậm chí nhiều người còn không nhận ra ý nghĩa và mục đích chính là nguồn năng lượng mạnh mẽ mang đến hiệu quả công việc tuyệt vời.

Luyện tập các thói quen tốt để duy trì năng lượng tích cực

Khi con người có thể kiểm soát cảm xúc, họ có thể cải thiện chất lượng của năng lượng, dù phải đối mặt với áp lực bên ngoài. Hầu hết mọi người đều nhất trí rằng họ làm việc tốt nhất khi có nguồn năng lượng tích cực. Đối diện với những thách thức và áp lực, con người dễ có xu hướng rơi vào những cảm xúc tiêu cực, hình thành tâm lý phản kháng, chống đối. Nên hình thành thói quen tốt: thư giãn và hít thở sâu để hóa giải các cảm xúc tiêu cực. Thể hiện lòng biết ơn với người khác cũng là thói quen tốt hình thành cảm xúc tích cực, mang lại lợi ích của cả người cho lẫn người nhận.

Tập trung giải quyết dứt điểm công việc

Đa nhiệm không phải thói quen tốt cả với vấn đề quản lý thời gian và quản lý năng lượng hiệu quả. Chuyển đổi sự chú ý từ việc này sang việc khác sẽ làm tăng thời lượng hoàn thành việc chính lên tới 25%. Hoàn toàn tập trung vào giải quyết một vấn đề sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với bình thường, dựa trên nguyên tắc: cố gắng hết sức khi cơ thể hưng phấn, nghỉ ngơi khi trì trệ. Thói quen tập trung hiệu quả cho các nhà quản trị thành công là xác định trước công việc quan trọng nhất và ưu tiên giải quyết nó trước vào buổi sáng hôm sau.

Những bài học về quản lý năng lượng của bản thân

  • Tìm ra 20% số công việc đem lại cho bạn kết quả tốt nhất trong mọi mặt của cuộc sống. Từ đó tập trung vào những cải thiện các mặt đó.
  • Đánh giá lại mỗi ngày, tự hỏi cách giải quyết của bạn liệu đã đúng? Không ai khác, chính bản thân bạn phải tự điều chỉnh hành trình của mình vì cuộc sống không có chế độ tự lái nào cả. Hãy dành thời gian để nhìn lại mình, rút kinh nghiệm và tiến bước về phía trước.
  • Cân bằng cảm xúc: cuộc sống vốn không phải toàn niềm vui, điều quan trọng là bạn cần kiểm soát tốt nguồn năng lượng của bản thân, làm chủ cảm xúc, phấn đấu hết mình vì mục tiêu và lý tưởng của bản thân.

Bất cứ khi nào gặp bế tắc trong bất cứ phương diện nào của cuộc sống, hãy suy nghĩ và hành động chậm lại. Chậm lại để suy ngẫm và đánh giá xem hiện tại năng lượng, động lực và đích phấn đấu của mình là gì? Bạn sẽ biết mình cần làm gì để giải quyết nó?

Đó chính là cách thức xác nhận năng lượng hiện tại của bản thân và những bài học quan trọng giúp duy trì năng lượng tích cực để gia tăng hiệu suất làm việc. Getfly hy vọng bạn sẽ ứng dụng thành công những bí kíp trên trong cuộc sống. Chúc các bạn thành công.