Mục lục
Cách quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả khó hơn những gì bạn nghĩ! Khác với những doanh nghiệp lớn, vận hành theo quy trình, quản lý doanh nghiệp đòi hỏi kỹ năng và độ nhạy bén khá nhiều.
Nhiệm vụ của người lãnh đạo/ quản lý là xây dựng hệ thống nhân sự chuyên môn vận hành theo quy trình chuẩn. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình phát triển về sau của doanh nghiệp.
Nhiều người thường ví cách quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả là cả một nghệ thuật. Để làm tốt vai trò của mình, người quản lý/ chủ doanh nghiệp cần phải nắm vững chuyên môn cùng kỹ năng phân tích tình huống. Qua đó giúp phát hiện điểm mạnh – yếu, từ đó đưa ra biện pháp phát huy hoặc loại trừ nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn của doanh nghiệp.
Để có được một phương cách quản lý tối ưu nhà quản trị cần đặt ra được những mục tiêu rõ ràng, tính toán chi tiết, lường trước những rủi ro, tiềm ẩn có thể xảy ra. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ phát triển toàn diện, mở rộng hơn.
Đương nhiên, quản trị doanh nghiệp hiện nay cũng không nằm ngoài 4 chức năng cụ thể bao gồm: hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát, tổng hợp và phân tích báo cáo. Điều này đặc biệt khó khăn hơn với những doanh nghiệp nhỏ, nhất là với những người quản lý/ trực tiếp điều hành.
Cách quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả trong tình huống này đòi hỏi nhà quản lý cần có khả năng bao quát toàn diện mọi vấn đề từ nhân sự, hoạt động buôn bán đến xử lý/ khắc phục những rủi ro tiềm ẩn. Đâu là dữ liệu, con số người quản lý doanh nghiệp nhỏ cần nắm được?
Năng suất, hiệu quả công việc
Việc kiểm soát năng suất, hiệu quả công việc của người lao động giúp kịp thời điều chỉnh/ phân công công việc phù hợp. Đồng thời, quá trình này còn giúp phát hiện những sai phạm, yếu kém kịp thời đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời.
Việc kiểm soát năng suất và hiệu quả làm việc giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định khen thưởng, kỷ luật hay khuyến khích, phát triển tài năng của người lao động, đồng thời có những điều chỉnh phù hợp giúp tăng hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp.
Tình hình tài chính doanh nghiệp
Quản lý dòng tiền
Quản lý dòng tiền là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị, cụ thể là giám đốc tài chính. Dòng tiền là nguồn sống của mọi doanh nghiệp. Quản lý tốt dòng tiền không chỉ đảm bảo việc kinh doanh được thông suốt và thuận lợi mà đó còn là cơ sở để vượt lên các đối thủ khi thời cơ đến. Một số phương pháp giúp quản lý dòng tiền hiệu quả:
- Lập kế hoạch, giám sát và kiểm soát dòng tiền.
- Cải thiện những khoản phải thu.
- Quản lý chi tiết những khoản phải chi.
- Tối ưu quy trình quản lý hàng hóa thành phẩm và hàng tồn kho để giải phóng dòng tiền.
- Chọn đúng khách hàng và đối tác.
Theo dõi các khoản nợ phải thu
Cho dù số dư tiền mặt của doanh nghiệp lớn thì người quản lý cũng nên dành thời gian để kiểm tra các khoản nợ phải thu. Đây có thể là cầu nối giữ các mối quan hệ làm ăn của doanh nghiệp mình với các cơ quan, doanh nghiệp khác.
Hoạt động theo dõi các khoản nợ phải thu sẽ giúp cho người quản trị biết được khoản tồn đọng đó đã lâu chưa, số lượng khoản nợ có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp mình không và đưa ra phương án giải quyết hợp lý. Theo thống kê khoa học, gần 80% doanh nghiệp phá sản do không kiểm soát được các nguồn nợ phải thu.
Kiểm soát lượng hàng bán ra
Theo dõi chặt chẽ lượng hàng bán ra mỗi ngày, theo tuần/ tháng… Qúa trình này giúp nhà quản lý nắm bắt, tìm hiểu nguyên nhân lượng hàng bán ra tăng giảm ra sao? Vì sao có tình trạng tăng – giảm đột xuất. Từ đó đưa ra những giải pháp điều chỉnh thích hợp với nhu cầu tiêu dùng cũng như lợi ích của toàn doanh nghiệp.
Kiểm soát tốt hàng tồn kho
Lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp quyết định sức mạnh của họ đối với các đối thủ cạnh tranh. Nhưng để tối ưu được sức mạnh đó, nhà quản trị phải kiểm soát được toàn bộ hoạt động tại kho cũng như lượng hàng tồn kho thông qua việc giảm chi phí vận hành, chi phí tồn trữ hàng và tối ưu hóa vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, lượng hàng tồn kho đối với nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm phần lớn chi phí cho thiết bị máy móc, nhân công, các chi phí khấu hao, phân bổ khác khi thiếu hàng để sản xuất.
Đương nhiên, cách quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả sẽ không thể thiếu yếu tố lương thưởng và chế độ đãi ngộ nhân viên hợp lý. Tiền bạc – tác nhân kích thích giúp nhân viên có động lực, nhiệt huyết làm việc tốt hơn.
Do đó, trách nhiệm của người làm quản lý nhân sự/ chủ doanh nghiệp là: đánh giá đúng năng lực nhân viên, đưa ra mức lương thưởng xứng đáng với năng lực của người lao động. Làm tốt được điều này giúp doanh nghiệp phát triển, toàn diện hơn.
Là một sản phẩm thuần Việt, được 3000+ doanh nghiệp thuộc 200+ ngành nghề tin tưởng lựa chọn, Giải pháp phần mềm Getfly CRM là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp:
– Đồng bộ dữ liệu trên 1 nền tảng duy nhất
– Thác tác nhanh chóng trên PC và App Mobile
– Loại bỏ thao tác thừa trong quy trình
– Tiết kiệm 5-10 phút trong mỗi thao tác
– Nâng cao năng suất, tối ưu hiệu quả
>> Cách quản lý nhân sự tối ưu nhất hiện nay
Tags: quản lý doanh nghiệp nhỏ