Làm “SẾP” cũng phải học…

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao nhân viên nghỉ việc, ra vào liên tục? nhân viên không nhiệt huyết trong công việc…

Phải chăng đó là do chế độ đãi ngộ, chính sách công ty chưa đủ tốt? hay phần đa nguyên nhân là do thái độ của người làm “SẾP”. Làm sếp không phải để la mắng hay bắt lỗi nhân viên, làm sếp là làm việc toàn thời gian. Và dĩ nhiên, một người sếp tốt thì phải là một người tốt trước đã.

Làm "SẾP" cũng phải học

Kỹ năng quản trị thì học ở đâu cũng được, nhưng tấm lòng luôn nghĩ về những đồng nghiệp xung quanh thì chỉ có tại tâm, chứ không thể thay thế. Cho nên, “tâm” của người làm sếp sẽ được thể hiện:

Chân thành

Chân thành là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong bất cứ mối quan hệ nào (nếu muốn bền vững). Trong công việc, quan hệ sếp – nhân viên cũng vậy, chân thành cần đặt lên hàng đầu. Khen chân thành, góp ý chân thành, động viên chân thành. Hãy cho người đối diện/ nhân viên của bạn thấy rằng bạn thực sự quan tâm, mong muốn họ tốt đẹp hơn

Tự chủ

Trong bất cứ tình huống nào, bản thân người làm sếp phải vững tâm. Không những vậy, người làm sếp cũng cần kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Đừng bao giờ đem cảm xúc cá nhân áp đặt, hoặc tương tác/ trao đổi với nhân viên, điều này thực sự không công bằng. Lạm dụng cảm xúc cá nhân tiêu cực vào công việc sẽ tạo nên khoảng cách giữa sếp – nhân viên

Công bằng

Hãy đối xử thật công bằng với tất cả nhân viên. Khen thưởng đúng lúc, khiển trách đúng người, đừng quá thiên vị một cá nhân mà gây ra sự không phục giữa toàn bộ phận nhân viên. Là một người sếp, bạn hãy tạo ra môi trường làm việc công bằng, văn minh, tạo cơ hội cho tất cả nhân viên cùng phát triển.

Công bằng
Công bằng

Bao quát

Tất nhiên, thuyền to thì sóng lớn. Đã dám quản trị một vài người, quản lý nhiều đầu việc thì phải tập cách bao quát nhiều vấn đề và sẵn sàng bắt tay giúp khi cần thiết. Hơn hết, người làm sếp phải có tâm, có tầm, biết cách bao quát vấn đề một cách toàn diện

Chi tiết

Chi tiết không có nghĩa là bạn soi mói “nhất cử nhất động của nhân viên” mà có nghĩa là bạn cần đi sâu vào cụ thể từng công việc. Hãy thử trao đổi với cấp dưới của bạn xem họ có gặp khó khăn gì trong công việc, trong quá trình triển khai không? Liệu họ có cần sự giúp đỡ?…

Tin tưởng

Tin vào bản thân, tin vào đồng sự, tin vào mục tiêu chung, cho dù đó là mang lại doanh thu, phục vụ khách hàng hay cùng nhau phát triển trong nghề nghiệp.

Tin tưởng
Tin tưởng

Tích cực

Cho dù có ai đó chọn con đường khác, vì không có cái gì hữu hình mà mãi mãi, thì nên giữ những điều tích cực dành cho nhau. Chỉ mong là ở con đường mới đó, các bạn sẽ tìm được hoặc trở thành một người sếp có những điểm trên, bởi vì sự hứng thú với công việc của các bạn là điều quan trọng nhất.

Là một sản phẩm thuần Việt, được 3000+ doanh nghiệp thuộc 200+ ngành nghề tin tưởng lựa chọn, Giải pháp phần mềm Getfly CRM là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp:

– Đồng bộ dữ liệu trên 1 nền tảng duy nhất

– Thác tác nhanh chóng trên PC và App Mobile

– Loại bỏ thao tác thừa trong quy trình

– Tiết kiệm 5-10 phút trong mỗi thao tác

– Nâng cao năng suất, tối ưu hiệu quả

>> Lợi ích khi áp dụng KPI vào quản trị và hoạch định chiến lược doanh nghiệp