Getfly CRM – Mục đích cuối cùng mỗi cuộc tiếp thị là chốt sale. Tuy vậy, không phải lúc nào saler cũng có thể thuận lợi chốt sale, để làm được điều đó mỗi nhân viên cần trang bị cho mình kỹ năng xử lý từ chối mua hàng.
Kỹ năng xử lý từ chối mua hàng là gi?
Là tất cả những biện pháp, cách thức giải quyết hợp lý lời từ chối nhằm thuyết phục khách hàng mua hàng
Vận dụng kỹ năng xử lý từ chối mua hàng
Khách hàng phản đối trực tiếp
Rất nhiều trường hợp khi tiếp thị, chào hàng bạn sẽ nhận được lời từ chối trực tiếp của khách hàng: không có nhu cầu, không có tiền hoặc đang sử dụng sản phẩm tương tự ở một doanh nghiệp nào khác.
Trong những trường hợp như vậy, nhân viên sale cần có kỹ năng xử lý từ chối mua hàng chuyên nghiệp để ứng xử linh hoạt trước khách hàng.
Cần tìm hiểu nguyên nhân, lý do khách hàng từ chối bạn là gì: chất lượng sản phẩm, giá thành… Từ đó tìm ra biện pháp thích hợp nhằm thuyết phục khách hàng với thái độ cầu thị, hòa nhã.
Khách hàng từ chối gián tiếp
Thông qua hệ thống mail, số điện thoại, của khách hàng bạn có thể chào hàng bằng qua mail hoặc qua các cuộc telesale.
Sự phản đối của khách hàng hoàn toàn có cơ sở nhưng chắc chắn sẽ có vài điểm chưa hợp lý. Điều cần làm của một nhân viên có kỹ năng xử lý từ chối chính là: công nhận những điểm đúng trước sau đó tìm sự đồng tình của khách hàng về những điểm chưa hợp lý. Bằng cách đó khách hàng sẽ dễ dàng tiếp nhận ý kiến của bạn hơn.
Người có kỹ năng xử lý từ chối là người khéo léo biết: đặt câu hỏi từ lời phản đối, chứng minh lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ bạn cung cấp. Hơn thế nữa, saler có kỹ năng xử lý từ chối là người có khả năng phân tích ưu nhược điểm của đối thủ: làm nổi bật những ưu điểm của mình nhằm khỏa lấp những hạn chế sản phẩm bạn cung cấp so với cùng sản phẩm đối thủ cung cấp. Điều này tưởng đơn giản nhưng đòi hỏi sự khôn khéo, nhạy bén.
Nếu có thể, hãy để khách hàng dùng thử sản phẩm. Đây sẽ là câu trả lời tốt nhất cho mọi thắc mắc của khách hàng, tốt hơn tất cả những lời hoa mỹ bạn nói. Nếu không để khách hàng trải nghiệm, họ sẽ nghĩ bạn đang đánh lừa họ về chất lượng, lợi ích sản phẩm. Phương pháp này thường được áp dụng khi chào sản phẩm mới. Nó thể hiện mối quan tâm và tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng tiềm năng qua lần đầu tiếp xúc.
Trau dồi kỹ năng xử lý từ chối, vận dụng linh hoạt kỹ năng trong từng tình huống cụ thể giúp bạn trở thành người bán hàng chuyên nghiệp, đạt được hiệu quả cao nhất.