Mục lục
Đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động bán hàng được coi là yếu tố sống còn quyết định trực tiếp đến doanh thu của công ty. Để đảm bảo hoạt động bán hàng luôn diễn ra suôn sẻ thì công việc đo lường và đánh giá hiệu quả bán hàng trong doanh nghiệp để có những điều chỉnh hay phương án hành động là vô cùng cần thiết.
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
Dựa trên các yếu tố quan trọng trong các hoạt động của nhân viên bán hàng, Giám đốc bán hàng đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá. Hai nhóm tiêu chuẩn thường được áp dụng là: các tiêu chuẩn đo lường kết quả và các tiêu chuẩn đo lường hoạt động bán hàng.
– Các tiêu chuẩn đo lường kết quả gồm có:
(1) Lượng bán hàng:
– Doanh số, sản lượng bán hàng.
– Doanh số, sản lượng bán hàng theo sản phẩm.
– Doanh số, sản lượng bán hàng theo loại khách hàng.
(2) Tỷ lệ bán hàng:
– Lượng bán hàng thực hiện so với hạn ngạch bán hàng.
– Thị phần đạt được.
(3) Lợi nhuận theo sản phẩm, loại khách hàng.
(4) Đơn đặt hàng:
– Số lượng đơn đặt hàng.
– Giá trị trung bình đơn đặt hàng.
– Số lượng đơn đặt hàng bị hủy.
(5) Khách hàng:
– Số lượng khách hàng mới.
– Số lượng khách hàng mất đi.
– Số lượng khách hàng chậm thanh toán.
– Tỷ lệ khách hàng mua hàng (số lượng khách hàng mua hàng/ tổng số khách hàng).
Kiểm tra sự hài lòng của khách hàng
Một thước đo quan trọng của sự thành công trong bán hàng đó chính là sự hài lòng của khách hàng. Nếu khách hàng không hài lòng sau khi mua sản phẩm từ doanh nghiệp của bạn, rất có thể họ sẽ không tiếp tục mua sản phẩm do doanh nghiệp bạn cung cấp trong những lần sau. Ngược lại, nếu họ hài lòng, Bạn sẽ giữ chân được họ cho các lần mua hàng tiếp theo. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thêm khách hàng trung thành và tăng thêm doanh thu mà không cần phải tốn thêm chi phí quảng cáo để tìm kiếm những khách hàng mới.
Doanh nghiệp bạn cần thường xuyên thu thập và xem các đánh giá đến từ khách hàng đồng thời đảm bảo rằng khách hàng của bạn luôn hài lòng với dịch vụ bán hàng mà doanh nghiệp bạn đang cung cấp. Bằng cách đó, những khách hàng khác sẽ biết những gì mọi người đang thật sự nói về dịch vụ, sản phẩm của bạn.
Khách hàng giúp doanh nghiệp bạn cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Khách hàng giúp bạn hiểu hơn về nhu cầu của họ và bạn cần tìm cách thỏa mãn nhu cầu của họ bằng cách lắng nghe họ nhiều hơn. Doanh nghiệp có thể thêm hoặc tùy chỉnh các tính năng của phần mềm hay hoạt động bán hàng theo yêu cầu của khách hàng.
Số lượng khách hàng mới trung bình
Số lượng khách hàng mới gia tăng là một cách tuyệt vời để đo lường được sự thành công của hoạt động bán hàng của doanh nghiệp đồng thời dự đoán được sự phát triển. Nếu doanh nghiệp luôn duy trì với một số lượng khách hàng cố định, có thể bạn cần phải khởi động một chiến lược marketing để thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Nếu những người mua hàng từ doanh nghiệp của bạn là khách hàng hiện tại, hãy phát triển danh sách khách hàng với địa chỉ email, số điện thoại của họ để tiện theo dõi lịch sử khách hàng. Bằng cách đó, bạn có thể dễ dàng kiểm tra được số lượng khách hàng mới hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
Đánh giá trung bình có bao nhiêu khách hàng bạn nhận được từ mỗi hoạt động thúc đẩy bán hàng mới, ví dụ như ra mắt thêm sản phẩm mới hoặc tăng cường nỗ lực marketing cho doanh nghiệp. Bằng cách xác định số khách hàng mới trung bình của doanh nghiệp thường xuyên, bạn có thể đo lường mức độ thành công của doanh nghiệp khi thu hút thêm được một số lượng khách hàng mới này.
Đánh giá hiệu suất làm việc
Chúng ta không thể không nhắc đến nhân viên. Nhân viên luôn là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu trong mỗi doanh nghiệp – không có họ, bạn sẽ khó có thể điều hành và phát triển được hoạt động bán hàng của doanh nghiệp mình. Một cách khác để đo lường thành công trong kinh doanh là thông qua việc đánh giá hiệu suất làm việc để xem nhân viên của bạn đang làm việc hiệu quả như thế nào.
Bạn có thể tiến hành đánh giá hiệu suất hai lần một năm (6 tháng một lần). Việc đánh giá này giúp bạn thấy được mức độ hạnh phúc của nhân viên đối với công việc, cũng như họ hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả như thế nào. Đánh giá hiệu suất giúp nhân viên thấy những gì họ cần cải thiện đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn về khối lượng công việc của họ.
Luôn cập nhật thông tin thị trường
Bạn cần biết thị trường đang hoạt động như thế nào để đo lường sự thành công của chính doanh nghiệp của bạn, liên tục cập nhật thông tin của các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Nếu cả doanh nghiệp bạn và đối thủ cạnh tranh đều không hoạt động tốt, có thể là do thị trường đang có xu thế bão hòa.
Đừng thất vọng nếu lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động bán hàng doanh nghiệp của bạn giảm. Điều này có thể là kết quả chung của thị trường quốc gia và nó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Tuy nhiên, lợi nhuận giảm có thể sẽ là thời điểm tốt để bạn giới thiệu sản phẩm mới nếu nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại của bạn đang có dấu hiệu bị trì hoãn.
Là một sản phẩm thuần Việt, được 4000+ doanh nghiệp thuộc 200+ ngành nghề tin tưởng lựa chọn, Giải pháp phần mềm Getfly CRM là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp:
– Đồng bộ dữ liệu trên 1 nền tảng duy nhất
– Thao tác nhanh chóng trên PC và App Mobile
– Loại bỏ thao tác thừa trong quy trình
– Tiết kiệm 5-10 phút trong mỗi thao tác
– Nâng cao năng suất, tối ưu hiệu quả
Đăng ký ngay để được hỗ trợ và trải nghiệm MIỄN PHÍ 30 NGÀY phần mềm Getfly CRM