80% Khách hàng quyết định mua – không mua sản phẩm của bạn chỉ trong 1 tick tắc, để đạt được thành công đó, saler phải là người nắm được nghệ thuật chốt sale hiệu quả.
Cùng Getfly tìm hiểu nghệ thuật chốt sale nhanh – chính xác – hiệu quả!
Thực tế, khá nhiều nhân viên sale có kiến thức và kinh nghiệm trong nghề: khả năng tiếp cận và giải quyết tốt vấn đề của khách nhưng lại thất bại trong khâu chốt sale, do thiếu nghệ thuật chốt sale.
Bậc thầy nghệ thuật chốt sale, ông Zig Ziglar chia sẻ bí mật chốt sale khiến khách hàng không thể chối từ: Để chốt sale thành công, bạn cần lập được chiến lược thuyết phục khách hàng tối ưu. Chuẩn bị ngôn ngữ, giọng điệu để truyền tải thông điệp hiệu quả nhất. Sau khi chốt sale, bạn và khách hàng đều cảm thấy win – win.
Cơ sở đưa ra kết luận chốt sale
Nghệ thuật chốt sale chính là bạn – nhân viên sale phải vận dụng tất cả kiến thức để nhận định và đưa ra kết luận lúc nào nên chốt sale.Bằng việc nắm bắt nhu cầu khách hàng, giúp họ hiểu được rằng sản phẩm/ dịch vụ bên bạn cung cấp thực sự cần thiết và phù hợp với họ, thì việc kết thúc là không cần thiết. Nên nhớ, do dự sẽ khiến bạn không thể chốt sale và có được kết quả thành công như mong đợi
Tương tác với người có quyền quyết định
Việc xác định đối tượng có quyền quyết định mua – không mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn giúp bạn dễ dàng, đỡ mất thời gian hơn trong việc giới thiệu, chốt sale.
Ví dụ: bạn mất cả nửa ngày thậm chí 2-3 ngày giới thiệu về công ty, ưu điểm của sản phẩm/ dịch vụ bên bạn cung cấp. Đến lúc tưởng có thể chốt sale, nhưng lại không thể, chỉ đơn giản người bạn nói chuyện không có quyền quyết định (họ chỉ là nhân viên).
Nghệ thuật chốt sale dành cho bạn: tìm đúng người, chốt sale
Chốt sale đúng thời điểm
Nghệ thuật chốt sale chính yêu cầu mỗi nhân viên sale biết được lúc nào nên chốt sale. Phải biết được khi nào khách hàng cần sản phẩm/ dịch vụ của bạn, cho thấy đây là thời điểm tốt nhất để khách hàng mua sản phẩm của bạn. Và việc mua lúc đó là điều bắt buộc.
Không mua hàng tại thời điểm đó, khách hàng sẽ nhận hậu quả gì?
Hãy gợi mở thông tin hậu quả nếu khách hàng không mua sản phẩm của bạn từ những ví dụ trước đó. Một cách ngẫu nhiên, hãy kể cho khách hàng về những trường hợp rủi ro các khách hàng trước của công ty. Từ đó, bản thân mỗi khách hàng tự cân nhắc mua – không mua, được – mất khi không mua sản phẩm đó. Đấy chính là nghệ thuật chốt sale: “không bán nhưng thực chất là bán”
Dù vậy, nghệ thuật chốt sale cũng vẫn phải dựa trên nền tảng sự hiểu biết và kiến thức. Mỗi saler cần không ngừng học hỏi và nâng cao khả năng chốt sale qua các tình huống và ví dụ cụ thể!
Tags: chốt sale, nghệ thuật chốt sale, sales