Mục lục
Bạn đang muốn tìm kiếm một công việc mới nhưng tìm mãi vẫn không được. Tại sao vậy? Hãy đọc bài viết dưới đây của chúng tôi. Có lẽ bạn đang dính phải một trong những sai lầm dưới đây.
1. Đặt quá nhiều hi vọng vào điểm trung bình khi tìm việc
Một trong những sai lầm phổ biến nhất của người lần đầu tìm việc là đặc quá nhiều kỳ vọng vào điểm số. Điểm số, bằng cấp chỉ là thứ giúp bạn vượt qua được vòng hồ sơ xin việc. Khi đến với vòng phỏng vấn, bạn cần tự tin thể hiện trình độ, kinh nghiệm của mình. Thêm vào đó là các kỹ năng như: ngoại ngữ, giao tiếp, làm việc nhóm,… Một công ty cần người có trình độ và làm được việc chứ không phải người có điểm số đại học cao. Ghi nhớ điều này sẽ giúp bạn tìm việc dễ dàng hơn rất nhiều.
2. Không chịu tìm hiểu đủ
Debra Ann Matthewa – chuyên gia hướng dẫn viết lý lịch tìm việc:” Rất nhiều ứng viên không nhận ra tầm quan trọng của việc tìm hiểu”. Việc tìm hiểu đây không chỉ là tìm hiểu về mặt kiến thức mà còn tìm thêm các cơ hội việc làm tốt, bổ sung thêm các kỹ năng cần thiết cho mình. Để có thể tìm việc làm tốt, bạn cần đến các trung tâm việc làm của địa phương.
3. Không chịu cập nhật xu hướng ngành nghề
Cập nhật xu hướng ngành nghề giúp bạn quyết định đường đi nước bước cho mình một cách đúng đắn, thông minh, tìm việc làm phù hợp và mang lại nhiều giá trị cho bản thân hơn. Rất nhiều sinh viên khi ra trường không chịu cập nhật xu hướng ngành nghề, điều này khiến các em không biết giá trị của mình đang ở đâu.
Thường xuyên cập nhật xu hướng ngành nghề đem lại nhiều cơ hội cho bạn
Chẳng hạn như sinh viên công nghệ thông tin cần thường xuyên cập nhật xu hướng thị trường, để nắm bắt được hướng đi nào đang hot: Website? Di động? Dữ liệu?,… Để sau đó có thể quyết định mình nên đi theo hướng nào, tìm việc làm nào?
Vậy làm thế nào để có thể cập nhật xu hướng ngành nghề?
- Thường xuyên theo dõi các tin tuyển dụng để biết nhu cầu hiện nay trên thị trường.
- Dành thời gian đi phỏng vấn xin việc. Khi phỏng vấn có thể bạn vượt qua hoặc bị loại. Việc này không quan trọng. Điều quan trọng là bạn rèn luyện được kỹ năng đi phỏng vấn. Cần trả lời như thế nào? Đối đáp ra sao? Đưa ra mức lương thế nào?
- …
4. Chỉ quan tâm đến các công việc lâu dài, toàn thời gian
Một số ứng viên khi đi phỏng vấn tìm việc thường chỉ quan tâm tới các công việc dài hạn, toàn thời gian mà bỏ qua các công việc ngắn hạn. Điều này là một suy nghĩ sai lầm. Những công việc ngắn hạn mang đến cho bạn nhiều kinh nghiệm hơn. Điều này còn chưa kể đến những mối quan hệ, kỹ năng mà công việc tạm thời có thể mang đến cho bạn.
5. Chỉ tập trung vào những công việc đúng với bằng cấp
Nhiều sinh viên khi bắt đầu tìm việc đều nghĩ rằng họ chỉ phù hợp với một công việc, vị trí chuyên môn liên quan trực tiếp đến bằng cấp của họ. Vì vậy, họ thường chỉ ứng tuyển một ngành nghề cụ thể. Bạn có thể tập trung vào những chuyên môn mà mình hứng thú nhưng điều này không có nghĩa là bạn đóng khung mọi cơ hội việc làm của mình chỉ trong một vị trí cố định.
6. Quá chú trọng nói về bản thân mà quên mất công ty
Nhiều ứng viên khi phỏng vấn xin việc chỉ chú trọng nói về bản thân mình mà quên mất những vấn đề liên quan đến công ty. Là một người tuyển dụng, các quản trị nhân sự của công ty luôn quan tâm bạn có thể giải quyết được vấn đề nào, đem lại giá trị gì cho công ty chứ không phải ngồi nghe bạn quảng cáo về bản thân.
Hãy cho công ty biết bạn sẽ đem lại những giá trị gì cho họ
Hãy giới thiệu bản thân và các kỹ năng mà bạn có sau đó đi thẳng vào vị trí mà bạn ứng tuyển và những gì bạn có thể làm để giúp đỡ công ty. Điều này giúp các nhà tuyển dụng hình dung được vì sao nên tuyển bạn.
7. Lựa chọn trang phục không phù hợp cho buổi phỏng vấn
Người đi xin việc lần đầu thường không biết cách để xuất hiện với trang phục phù hợp cho môi trường công sở. Cách bạn ăn mặc sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến nhận xét, đánh giá của người tuyển dụng. Chính vì vậy, hãy luôn đảm bảo mình ăn mặc chuyên nghiệp khi đi phỏng vấn. Nếu bạn vẫn không chắc chắn bộ trang phục nào là phù hợp cho mình, hãy thử tìm đến các chuyên gia, những người đã thành công khi đi phỏng vấn.
Trang phục cũng là một trong những yếu tố quyết định bạn có xin việc thành công hay không
8. Quá chú trọng vào tiền lương
Một số bạn trẻ khi đi xin việc thường không nhìn vào bức tranh lớn để quyết định xem mình có nhận công việc hay không. Họ chỉ quan tâm tới mức lương công ty trả. Khi đi tìm việc, ngoài tiền lương, hãy thử đặt sự quan tâm của mình lên các yếu tố như môi trường làm việc, khả năng thăng tiến, phúc lợi xã hội,… Sau đó cân nhắc xem có nên chọn công việc này hay không.
Tìm việc luôn là nhu cầu của rất nhiều người. Đối với những bạn mới ra trường, tìm việc giúp các bạn có được những việc làm phù hợp. Đối với những người đang đi làm, tìm việc giúp bạn tìm đến những cơ hội việc làm hấp dẫn hơn. Bài viết trên của Getfly đã chỉ ra một số sai lầm khi đi tìm việc. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn.
Tags: nhảy việc, tìm việc, tìm việc làm