Mục lục
Dữ liệu khách hàng từ lâu đã là một vấn đề gây đau đầu nhiều nhà quản lý, đặc biệt là về cách quản lý data khách hàng sao cho hiệu quả mà vẫn đảm bảo quyền riêng tư của khách hàng. Một báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 64% người Mỹ đã từng bị vi phạm dữ liệu và gần một nửa số người Mỹ không tin tưởng chính phủ liên bang hoặc các trang mạng xã hội sẽ bảo vệ dữ liệu của họ.
Hiện nay, các thống kê về dữ liệu khách hàng tại Việt Nam còn khá ít, nhưng có thể thấy niềm tin người tiêu dùng Việt vẫn bị ảnh hưởng. Vậy, Data khách hàng là gì? Có quan trọng đến vậy không mà gây nhiều vấn đề thế? Cùng Getfly tìm hiểu nhé!
Vai trò của data khách hàng đối với doanh nghiệp
Nhìn chung, thông tin khách hàng là một trong những loại dữ liệu có giá trị nhất mà doanh nghiệp có thể sử dụng để cải thiện quá trình tiếp thị và bán hàng. Đây là tiền đề giúp các doanh nghiệp tương tác tốt hơn và cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa hơn, cho dù đó là dữ liệu hành vi (VD: thời gian khách hàng ở trên trang web của bạn trước khi mua hàng) hay dữ liệu nhận dạng (VD: khách hàng là ai).
Marketing đẩy có cơ sở dựa trên hành vi và đặc điểm của khách hàng mục tiêu luôn mang lại hiệu quả tốt hơn so với marketing đẩy truyền thống. Do vậy, trong thời buổi cạnh tranh khủng khiếp như hiện nay, chiến lược cá nhân hóa được xe như yêu cầu bắt buộc với mọi hoạt động marketing. Và dữ liệu khách hàng chính là cơ sở để làm điều đó.
Đặc biệt, dữ liệu khách hàng không chỉ giúp cá nhân hóa mà còn là la bàn cho lộ trình giúp doanh nghiệp tìm kiếm những khách hàng tương tự trong tương lai. Sự am hiểu suy nghĩ và hành vi của khách hàng lý tưởng chính là chìa khóa cho tiếp thị và bán hàng thành công.
Quản lý data khách hàng đúng cách mang lại lợi ích gì?
Trong kinh doanh hiện đại, việc quản lý data khách hàng đúng cách rất quan trọng. Dữ liệu khách hàng cung cấp thông tin quý giá về hành vi mua hàng và sở thích, từ đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, để đạt được những lợi ích đó, việc quản lý data khách hàng phải được thực hiện đúng cách.
#1. Hiểu rõ hơn về khách hàng
Quản lý data khách hàng đúng cách giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng. Bằng cách theo dõi và phân tích các thông tin về hành vi mua hàng và sở thích của khách hàng, doanh nghiệp có thể xác định được những nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, từ đó tăng doanh số bán hàng và tạo sự hài lòng cho khách hàng.
#2. Tối ưu hóa chiến lược kinh doanh
Dữ liệu khách hàng cũng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược kinh doanh. Bằng cách phân tích dữ liệu và đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với khách hàng, doanh nghiệp có thể tăng cường hiệu quả hoạt động và đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn. Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu khách hàng để tăng cường hoạt động marketing và quảng cáo, giúp tiếp cận được đối tượng khách hàng mục tiêu và tăng doanh số bán hàng.
#3. Tăng tính khách quan trong quyết định kinh doanh
Dữ liệu khách hàng cũng giúp doanh nghiệp tăng tính khách quan trong quyết định kinh doanh. Bằng cách đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu, doanh nghiệp có thể tránh được những quyết định dựa trên cảm tính hoặc suy đoán. Điều này giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định chính xác hơn và đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn.
#4. Tiết kiệm tiền cho quảng cáo
Quá trình ra quyết định mua của khách hàng thường khá dài, chưa kể đến việc bạn phải tiếp cận đến đúng khách hàng có nhu cầu trong thời điểm hiện tại. Việc tìm ra một người có nhu cầu trong hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng triệu người đâu phải dễ. Có được người tiêu dùng mới là điều khó khăn, quản lý data khách hàng cũ hợp lý có thể giúp bạn giao tiếp và bán lại cho họ mà không cần phải chi nhiều tiền cho quảng cáo xa xôi, không hiệu quả.
5 Cách Quản Lý Data Khách Hàng Hiệu Quả
#1. Bỏ bớt những dữ liệu không cần thiết
Quá nhiều dữ liệu, còn được gọi là bão hòa dữ liệu, có thể khiến doanh nghiệp của bạn quá tải dữ liệu và gây khó khăn cho việc phân tích đưa ra quyết định. Một báo cáo khoa học cho biết: “Từ 60 đến 73% dữ liệu trong một công ty không được sử dụng đúng mức để phân tích”.
Chọn dữ liệu nào để thu thập đòi hỏi phải lập kế hoạch chiến lược. Thông tin bạn có được từ khách hàng của mình phải được sử dụng cho một mục đích cụ thể. Hãy ngồi xuống và xác định những thông tin bạn thực sự cần. Dưới đây là một số câu hỏi cần trả lời để bạn bắt đầu suy nghĩ một cách chiến lược:
- Làm thế nào để dữ liệu liên quan đến các mục tiêu rộng lớn hơn của công ty bạn?
- Phương pháp nào sẽ được sử dụng để phân tích từng phần dữ liệu?
- Dữ liệu sẽ đóng vai trò gì trong trải nghiệm của người tiêu dùng trong tương lai?
Có thể giảm thiểu việc thu thập dữ liệu không cần thiết bằng cách sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu minh bạch, có hệ thống. Bạn sẽ có thể xúc tiến các quy trình nếu bạn chỉ cần thu thập thông tin mà công ty của bạn yêu cầu để chốt giao dịch. Một quy trình bán hàng hiệu quả hơn có thể giúp giảm chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận cho bạn.
#2. Đầu tư vào phần mềm cơ sở dữ liệu khách hàng
Các bảng tính như Google Sheet, Excel lưu trữ thông tin khách hàng không hề hiệu quả. Thông tin của khách hàng nên được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu an toàn, được gọi là giải pháp quản lý quan hệ khách hàng (CRM).
Những công cụ này giúp việc tổ chức và thu thập thông tin quan trọng trở nên an toàn và đơn giản. Nó cũng có thể cung cấp thông tin chi tiết về khách hàng được phân đoạn dựa trên dữ liệu hay nhóm các khách hàng có hành vi tương tự với nhau. Rất tiện lợi cho việc khai thác bán hàng, chăm sóc khách hàng và marketing.
#3. Phân khúc khách hàng
Phân đoạn dữ liệu khách hàng cho phép bạn phát hiện ra những đặc điểm nổi trội trong tệp khách hàng của bạn. Bạn sẽ tìm ra được những nhóm người có cùng hành vi, sở thích, nỗi lo,…
Từ đó, bạn có thể lấy đây làm cơ sở để xây dựng những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời để nâng cao mức độ hài lòng và cả doanh thu. Theo một nghiên cứu, mức tăng 10% trong điểm hài lòng của khách hàng của công ty tương quan với mức tăng 12% trong niềm tin của người tiêu dùng.
Ngoài ra, phân khúc khách hàng chính xác cũng giúp bạn sử dụng tính năng marketing automation trong một số CRM (ví dụ như Getfly) hiệu quả. Bạn có thể lên kịch bản và chạy chiến dịch marketing tự động để mang đến cho người tiêu dùng của mình những trải nghiệm và thông điệp phù hợp nhất nếu bạn biết họ thuộc phân khúc nào, quan tâm vấn đề gì.
#4. Đơn giản hóa cơ sở dữ liệu
Quản lý thông tin khách hàng hiệu quả nhất chắc chắn là khi bạn khiến cho quy trình này đơn giản. Một số ví dụ tiêu biểu như sau:
- Tạo cấu trúc dữ liệu được tiêu chuẩn hóa: Ví dụ: thay vì có các thuộc tính chồng chéo cho ‘Ngành’, ‘Loại hình doanh nghiệp’ và ‘lĩnh vực’, chỉ có một thuộc tính cho ‘Ngành’.
- Chọn dữ liệu nào sẽ đồng bộ hóa: Thay vì đồng bộ hóa mọi thứ, bạn có thể đồng bộ hóa dữ liệu hữu ích và thông minh.
- Tạo các quy trình và tài liệu dễ hiểu: Để giúp quá trình quản lý dễ dàng hơn, bạn có thể thêm, sửa đổi và xem dữ liệu khách hàng.
Getfly CRM – phần mềm quản lý data khách hàng 4000+ Doanh nghiệp tin dùng
Getfly CRM là một phần mềm quản lý data khách hàng thuần Việt được xây dựng bởi công ty Getfly. Hiện phần mềm đang được 4000+ doanh nghiệp với hơn 200 ngành nghề khác nhau lựa chọn làm giải pháp quản lý thông tin khách hàng.
Với Getfly CRM, doanh nghiệp có thể quản lý dữ liệu khách hàng một cách dễ dàng và hiệu quả. Phần mềm cung cấp nhiều tính năng hữu ích giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu khách hàng, từ đó tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình.
Một số tính năng của Getfly CRM bao gồm:
- Quản lý thông tin khách hàng: Getfly CRM cho phép doanh nghiệp quản lý thông tin khách hàng một cách dễ dàng và hiệu quả. Doanh nghiệp có thể thêm, sửa hoặc xóa thông tin khách hàng một cách nhanh chóng.
- Theo dõi hoạt động khách hàng: Getfly CRM cung cấp các công cụ giúp doanh nghiệp theo dõi hoạt động của khách hàng, từ đó hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh của mình.
- Tích hợp email marketing: Getfly CRM tích hợp email marketing, giúp doanh nghiệp gửi email marketing một cách dễ dàng và hiệu quả.
- Báo cáo và phân tích: Getfly CRM cung cấp các báo cáo và phân tích chi tiết về hoạt động khách hàng, giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác hơn.
- Tích hợp với các ứng dụng khác: Getfly CRM tích hợp với các ứng dụng khác như Google Sheets, Zapier, Slack, giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu khách hàng một cách linh hoạt và tiện lợi hơn.
- Bảo mật thông tin tuyệt đối: Getfly đã đạt được chứng nhận ISO/ IEC 27001:2013 – tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thông tin – Information Security Management System (ISMS). Đây là một trong những chứng nhận uy tín nhất thế giới. Do vậy, bạn có thể tin tưởng hoàn toàn vào khả năng bảo mật thông tin và cơ sở dữ liệu của Getfly.
Kết Luận
Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về tầm quan trọng của việc quản lý data khách hàng và các lợi ích mà doanh nghiệp có thể nhận được khi biết cách quản lý data khách hàng. Để quản lý hiệu quả, doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc quản lý data khách hàng và đảm bảo tính bảo mật cho khách hàng của mình.
Việc quản lý data khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của mình và đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả hơn. Do đó, đừng ngại đầu tư vào một phần mềm có thể giúp bạn hiểu rõ khách hàng hơn nhé!
Getfly cam kết mang đến các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, tự tin là bạn đồng hành tuyệt vời trên hành trình phát triển của mỗi khách hàng – giúp doanh nghiệp tiết kiệm 2h/ ngày trong vận hành và quản lý nhân sự, gia tăng đều đặn về doanh số từ 200-300%/ năm.
Đăng ký ngay để được hỗ trợ và trải nghiệm MIỄN PHÍ 30 NGÀY phần mềm Getfly CRM
Getfly – để khách hàng mua hàng trọn đời
Tags: quản lý khách hàng