Mục lục
Ngày nay thói quen mua hàng của khách hàng chuyển dần qua hình thức online, đặc biệt cú hích covid-19 đã hoàn toàn thúc đẩy kênh bán hàng online phát triển mạnh mẽ. Do đó, triển khai bán hàng online là một trong những chiến lược bán hàng không thể thiếu của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để triển khai quy trình bán hàng online hiệu quả nhất cho doanh nghiệp, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!
1. Tại sao cần một quy trình bán hàng online cho doanh nghiệp?
Quy trình bán hàng online là các bước bán hàng để giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng trên các đa kênh mạng xã hội như facebook, zalo, instagram… Một quy trình bán hàng online chuẩn giúp doanh nghiệp tối ưu khả năng giao tiếp với khách hàng, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng thật và tăng trưởng doanh thu. Do đó, để triển khai chiến dịch bán hàng online đạt hiệu quả, xây dựng quy trình bán hàng online là một trong những bước không thể bỏ qua.
2. Các bước để xây dựng quy trình bán hàng online chuẩn mực
2.1 Xác định & phân tích khách hàng tiềm năng
Đánh giá khách hàng tiềm năng là một trong những bước cực kỳ quan trọng của một chiến lược bán hàng online. Đây được coi là bước đặt nền móng của một quy trình bán hàng online thành công. Khách hàng của bạn là ai? Thói quen mua sắm của họ là gì? Họ tập trung ở đâu? Yếu tố gì khiến họ ra quyết định mua sắm? Những mối quan tâm thường ngày của họ là gì? Mức thang nhu cầu của họ đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn?….Doanh nghiệp cần phân tích insight khách hàng một cách chi tiết nhất để định hình khách hàng tiềm năng của bạn. Khi thực sự hiểu được nhu cầu, bạn sẽ biết định hướng những phương hướng và cách tiếp cận khách hàng hiệu quả: tập trung nguồn lực đối với nhóm khách hàng mang lại lợi nhuận cao, xây dựng kênh marketing tiếp cận cao…
2.2 Triển khai các hình thức nâng cao tỷ lệ chuyển đổi khách hàng
Có rất nhiều cách tiếp cận khách hàng online: Website, mạng xã hội (Facebook, zalo, instagram…) hay Email Marketing, seeding trên các group, hội nhóm, blog… Nếu như đầu tư xây dựng website/blog với nội dung content và hình ảnh thu hút để cung cấp những kiến thức bổ ích “giáo dục” khách hàng, thì mạng xã hội là kênh giao tiếp tuyệt vời của doanh nghiệp và khách hàng, Email Marketing giúp bạn nuôi dưỡng và đánh trúng insight từng nhóm khách hàng cố định….
2.3 Triển khai chiến lược Marketing online
Để mở rộng tiếp cận khách hàng thì triển khai các hình thức Marketing online như Seo trang web, quảng cáo Facebook/ Google là không thể bỏ qua. Bên cạnh tập trung vào PR sản phẩm/dịch vụ của bạn thì việc chia sẻ những kiến thức bổ ích sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng hơn.
2.4 Tương tác với khách hàng thường xuyên
Bạn cần tương tác với khách hàng thường xuyên để khách hàng luôn ghi nhớ sự xuất hiện của bạn. Doanh nghiệp có thể triển khai các phương thức như: chủ động chat, gọi điện thoại tư vấn hay gửi email theo định kỳ…
2.5 Báo giá sản phẩm
Khách hàng online thường có thói quen tham khảo giá trước khi quyết định mua hàng của bạn. Do đó, doanh nghiệp đừng đưa ra mức giá “trên trời”. Hãy thiết lập một mức giá cạnh tranh nhất và đi kèm theo những chương trình khuyến mãi hay lợi ích kèm theo mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng dịch vụ/sản phẩm của bạn.
2.6 Đưa ra chính sách giao hàng hợp lý
Chính sách giao hàng là một trong những hình thức giúp khách hàng lựa chọn doanh nghiệp bạn và cũng là một trong những yếu tố để họ quay trở lại sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Hãy chú trọng một dịch vụ giao hàng trơn tru, sản phẩm nguyên vẹn, giao hàng nhanh chóng…sẽ tăng điểm về dịch vụ đối với khách hàng.
2.7 Đừng quên chăm sóc khách hàng online sau bán
Một dịch vụ khách hàng tốt trước, trong và sau bán sẽ khiến khách hàng online nhớ tới thương hiệu của bạn hơn. Do đó hãy triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng sau bán như hỏi thăm về việc sử dụng sản phẩm, giải đáp các thắc mắc về sản phẩm nhanh chóng…
Nhìn chung, với những hướng dẫn cơ bản trên, hy vọng rằng doanh nghiệp bạn có thể xây dựng một quy trình bán hàng online hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.