Mục lục
Đồng cảm với khách hàng được nhắc nhiều không chỉ trong đào tạo nhân viên bán hàng hay nhân viên CSKH mà cần được xác định rõ trong các chiến lược marketing, phát triển sản phẩm, thương hiệu. Bởi đây là yếu tố quan trọng khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và yêu mến thương hiệu của bạn.
Đồng cảm, hiểu sao cho đúng?
Hiểu đơn giản, đồng cảm là trạng thái tâm lý mà ở đó bạn hướng suy nghĩ của mình theo góc nhìn của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.
Thấu hiểu và đồng cảm khách hàng mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn trong kinh doanh. Có thấu hiểu nỗi đau của họ mới có thể đưa ra được những phương án giải quyết toàn diện. Đây là yếu tố quan trọng đối với mỗi kế hoạch marketing và phát triển thương hiệu. Lợi ích nhận được từ việc thấu hiểu và đồng cảm không chỉ gia tăng về lợi nhuận, doanh số mà còn mở rộng hình ảnh thương hiệu và thiện cảm của khách hàng.
Tại sao doanh nghiệp cần đồng cảm với khách hàng mục tiêu?
Gia tăng doanh thu và sự trung thành của khách hàng
Dự đoán được nhu cầu và cung cấp đến cho khách hàng sản phẩm/ dịch vụ phù hợp nhất là “chìa khóa” chốt sale thành công. Để làm được điều đó, bạn cần thực sự thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, biết được nỗi sợ hãi, mong muốn thầm kín, khao khát của họ là gì?
Bên cạnh giá trị hữu hình về doanh số bán hàng, đồng cảm mang lại cho doanh nghiệp sự trung thành của khách hàng. Khi họ được đồng cảm, được trải nghiệm tốt sẽ có xu hướng giới thiệu thêm bạn bè cùng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.
Nâng cao lợi thế cạnh tranh và thương hiệu
Mọi doanh nghiệp và các kế hoạch kinh doanh đều chỉ có thể tồn tại và phát triển được nếu có được sự ủng hộ của khách hàng. Đó là cả một quá trình nghiêm túc, dài hơi. Không có sự thấu hiểu, đồng cảm với khách hàng thì doanh nghiệp sẽ sớm lạc hậu và mất lợi thế cạnh tranh.
Gia tăng năng suất làm việc và sáng tạo
Không chỉ đối với những khách hàng doanh nghiệp đang phục vụ, sự thấu hiểu và đồng cảm là yếu tố cần thiết để khởi đầu và tiếp tục duy trì một mối quan hệ lâu dài. Do vậy, mối quan hệ giữa nhân viên – nhân viên, sếp – nhân viên cũng cần có sự thấu hiểu để ra môi trường làm việc tình cảm, gắn bó, yêu thương. Những ý tưởng tuyệt vời sẽ được phát sinh trong quá trình lắng nghe, giúp tăng hiệu suất công việc.
Bất cứ ai, dù là khách hàng hay nhân viên của bạn, họ đều mong muốn được lắng nghe và cảm thông. Hãy trở thành một người bạn thân thiết,thấu hiểu họ trước khi bạn muốn bán được hàng.
Trên đây là một vài lý do khiến việc xây dựng thói quen đồng cảm quan trọng và cần thiết. Đôi khi chính sự tử tế và đồng cảm là tất cả những gì khiến một khách hàng trở thành một khách hàng trọn đời của bạn.
>> Lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý quan hệ khách hàng là gì?