Phần mềm Getfly CRM – Tương truyền, thời nhà Trần có một người Quản Tượng đã dành gần trọn cuộc đời cho việc luyện Tượng Binh, ông đã thấu hiểu tính nết từng con và nhất là con đầu đàn. Ông đã sáng tác ra những ca khúc có thể ru đàn voi ngủ, an ủi lúc buồn, làm nguôi cơn giận và làm chúng hung hăng và mạnh mẽ gấp bội khi đối mặt quân thù. Và Tượng binh của Trần Quốc Tuấn là nỗi khiếp sợ kinh hoàng của võ ngựa Nguyên Mông. Vậy, xây dựng kênh phân phối bằng cách áp dụng bí mật người Quản Tượng có gì đặc biệt?
Thứ nhất: Khảo sát và phân tích ngành hàng trước khi xây dựng kênh phân phối
Ở mỗi siêu thị đều chia theo ngành hàng. Mỗi ngành hàng có nhiều sản phẩm. Mỗi sản phẩm lại có nhiều nhà cung cấp nhưng thông thường số lượng nhà cung cấp cùng 1 dòng sản phẩm sẽ bị hạn chế để tránh cạnh tranh và đảm bảo khu trưng bày không bị loãng.
Trong xây dựng kênh phân phối, anh chị cần biết trong ngành hàng của mình đã có sản phẩm tương tự trưng bày hay chưa? Số lượng nhãn hiệu sp khác nhau? Số lượng nhà cung cấp (nhìn trên bao bì).v.v. anh chị có thể đánh giá về tiềm năng và cơ hội của mình.
Phân tích khả năng cạnh tranh và đánh giá các sản phẩm đang được trưng bày so với sản phẩm công ty đang có. Chất lượng, giá cả, bảo hành, mẫu mã.v.v. Anh chị có thể đánh giá thế mạnh và tiềm năng sản phẩm công ty đang có.
“Muốn phóng hỏa phải chờ thời tiết, muốn châm lửa phải biết chọn ngày”
Thứ hai: Chiến lược sản phẩm, định giá và chiết khấu
Sau khi xem xét các yếu tố, nếu các anh chị thấy các sản phẩm hiện có của doanh nghiệp mình khó có thể đưa vào hệ thống do chất lượng, do lỡ bán giá rẻ ở thị trường truyền thống, không thể chiết khấu cao cho siêu thị, hoặc do một lý do nào đó.v.v.anh chị cũng đừng buồn.
“Trồng cây lâu năm cần lựa hạt giống tốt”.
Các anh chị có thể nghiên cứu một sản phẩm khác có nhiều thế mạnh, sự khác biệt và xây dựng lại chính sách giá dựa trên nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng yêu cầu của siêu thị.
Tôi nhớ gần 10 năm trước đây, khi tôi lựa chọn một siêu thị đầu ngành để đưa sản phẩm vào. Khi nghiên cứu một số mặt hàng thì tôi nhận thấy những sp tương tự đã được doanh nghiệp bạn đưa vào 5-6 năm và những sp hiện tại của công ty tôi không có nhiều cơ hội.
Thứ ba: Tìm hiểu người phụ trách, phê duyệt sản phẩm ngành hàng
Sau khi đã đưa ra được sản phẩm ưng ý, hội đủ các tiêu chuẩn, các anh chị cần hiểu về người sẽ duyệt sản phẩm và các điều khoản hợp đồng.
Đây là công việc đòi hỏi sự chuyên nghiệp, người gặp và làm việc trực tiếp phải có nhiều kinh nghiệm về sản phẩm, thị trường, ngoại giao, khả năng đàm phán.v.v. Các anh chị nên chọn người thật kỹ. Vì tôi biết có nhiều doanh nghiệp mất hàng năm trời cử người đến mà không được việc gì.
Phan Ích Chiến – PTDN Việt