Tiếp theo phần 1, trong phần 2 này tôi sẽ tiếp tục đề cập đến những tính xấu cần có của người làm kinh doanh. Nếu muốn trở thành một sales siêu đẳng bạn cần có những tố chất này.
Hai cuốn sách gối đầu giường của những người chuyên làm chính trị là: Mặt dầy tim đen (Đài Loan) và Vương công (Italia). Trong hai cuốn này nêu lên các thủ đoạn mà các nhà cầm quyền có thể sử dụng để đạt tới mục đích của mình, bất chấp mọi nguyên tắc đạo đức, miễn sao có lợi. Và trong kinh doanh cũng vậy.
Tuy nhiều người có xu hướng chối bỏ cách làm này, không thể phủ nhận tác giả của hai cuốn sách vốn là người dũng cảm vì họ dám nêu ra những điều ngược lại với thứ những người khác chấp nhận. Ngoài điều đó ra, họ cũng là người dám nói lên sự thật của một thế giới loài người thường trực bon chen, không từ thủ đoạn nào nhưng lại luôn thích đề cập tới cái hay chứ ít khi dám nhìn sang sự tiêu cực. Trong cùng 1 môi trường kinh doanh sự đố kỵ nhau được nhận thất rõ nhất.
Về bên Đạo Phật, tôi được giảng, “tu” không có nghĩa là phải học thêm nhiều điều mới, “Tu”có nghĩa là tự sửa lỗi của mình. Trước khi sửa lỗi điều cần làm là chúng ta hãy nhìn nhận ra lỗi trước đã! Rồi hãy nói tới chuyện sửa!
Sự ghen tỵ: Thấy một người có xuất phát điểm như mình(trong kinh doanh và mọi lĩnh vực khác), thậm chí kém mình mà giờ vượt qua chúng ta hoặc về khả năng, hoặc về danh hoặc về tiền tài, anh/chị thấy gì? Tôi thì thấy vui mừng cho họ một phần,, nhưng một phần là ghen tỵ Đúng thôi, vì tại sao họ chả khác gì tôi mà giờ lại thành công tới vậy? Hãy thừa nhận là mình có ghen tỵ, sau đó hãy tìm hiểu kỹ họ làm thế nào mà được như thế để áp dụng trong cuộc đời của mình! Buổi offline 4 vừa rồi, trong suốt buổi hội thảo rồi sau đó tới lúc ăn trưa, rồi tới lúc ngồi lại với anh Long, tôi ngồi nghe mà lòng nặng chĩu, không cười nhiều như mọi khi. Kiến thức và tầm của các anh thì khỏi bàn rồi, cái tai hại là tôi thấy mình còn lâu lắm mới đạt tới sự khiêm tốn và giản dị, tập trung cao độ của anh Trần Kim Thành và anh Long Đỗ. Tối hôm đó, tôi từ chối hai cuộc gặp, lấy ly do bận nhưng thực ra tôi đi lang thang ở đường đi bộ Nguyễn Huệ, để nghĩ lại cho kỹ tôi thấy gì khi gặp hai anh! Chốt lại, tôi ghen tỵ với tính cách làm nên sự nghiệp lớn của họ, đó là sự cẩn trọng và chăm chú liên tục trong từng hành vi! Tôi tự nhủ sẽ học các anh cho bằng được!
Sự nghi ngờ: Trong đạo Phật có khái niệm Chánh Nghi và Chánh Tinh tấn. Chánh Nghi là thấy tò mò muốn hỏi chứ không phải dạng chúi vào tấn công cá tính cá nhân! Chánh Nghi là giống như người Mỹ hay nói: Give it the benefit of doubt – được phép nghi ngờ khách quan! Không có Chánh Nghi, tức là sự nghi ngờ hợp lý, muốn tìm hiểu cho kỹ điều mình chưa rõ thì không thể có sự tinh tấn, tiến bộ hàng ngày! Vì nghi ngờ hợp lý và khách quan, tôi nhìn và lý giải thị trường theo cách khác với nhân viên của mình. Và chính vì thế mà tôi đưa ra được nhiều cách tiếp cận và giải pháp hiệu quả hơn các nhân viên của mình. Tất nhiên, trong phần nghi ngờ này, thì phải tách ra sự nghi ngờ theo kiểu định kiến, thù ghét cá nhân và nghi ngờ theo kiểu logic, khách quan.
Sự ghét bỏ người có tính cách khác mình: Tính này không phải là chúng ta có mà còn cần biết rõ mức độ tệ hại của nó tới đâu! Để sau đó khống chế nó và chấp nhận sự đa dạng của các cá tính khác nhau trong tổ chức. Tôi từng chỉ thẳng vào mặt một nhân viên kinh doanh và nói: Anh không ưa tính của em, nhưng em là người làm tốt và có cố gắng, các chỉ số chứng tỏ điều đó, nên ở đây, em yên tâm không có ai có quyền bắt nạt hay dìm em cả, kể cả anh! Sau này, khi tôi nghỉ việc, tôi và em không còn “ghét” nhau nữa! Cứ chối là mình không ghét người khác trong khi thực sự mình có tính đó, chỉ là một dạng tự lừa dối bản thân và khiến chúng ta tạo ra hành động mâu thuẫn với lời nói của chính mình.
Các tính xấu này là cần có, vì nó vốn tồn tại từ trước trong tư duy của mỗi người. VẤn đề duy nhất còn lại, là chúng ta tận dụng chúng ra sao để có thể đạt tới mức WIN WIN là ai cũng có lợi chứ không gây ra thêm mâu thuẫn không cần thiết! Đặc biệt trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt.
#qtkn_doxuantung
#qtkn_sales
Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt
Tags: kinh doanh, người làm kinh doanh, sales