Mục lục
Thị trường đang có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, xu hướng chuyển đổi số (Digital Transformation) là bàn đạp giúp các doanh nghiệp bứt phá tăng trưởng giành chiến thắng trong cuộc đua nước rút vực dậy hoạt động kinh doanh. Nếu được thực hiện bài bản chuyển đổi số sẽ thay đổi toàn diện cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động, đây là chìa khóa giúp nâng cao hiệu suất làm việc, đem lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng và bản thân doanh nghiệp.
Trong bài viết hôm nay, Getfly CRM sẽ gửi tới các bạn những phân tích chi tiết về vai trò của chuyển đổi số với doanh nghiệp cũng như những điểm hạn chế mà các doanh nghiệp thường mắc phải trong hành trình chuyển đổi số.
Chuyển đổi số liệu có phù hợp với SMEs
Mặc dù đã hiểu rõ về những lợi ích mà chuyển đổi số đem lại nhưng một số ý kiến vẫn cho rằng chuyển đổi số là chưa cần thiết hoặc quá sức đối với các doanh nghiệp nhỏ. Do các SMEs thường sở hữu cơ cấu phòng ban đơn giản và có nguồn lực tài chính hạn chế do vậy họ cần cắt giảm những khoản đầu tư khó đem lại lợi nhuận trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, trên thực tế trong giai đoạn quy trình còn đơn giản là thời điểm lý tưởng để doanh nghiệp bắt tay vào chuyển đổi số. Hoạt động này giúp doanh nghiệp chuẩn hóa được quy trình, dữ liệu ngay từ giai đoạn đầu của chu kỳ kinh doanh, nhờ vậy nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định và xây dựng được lợi thế cạnh tranh bền vững.
Lợi ích của chuyển đổi số với SMEs
Các công ty nghiên cứu thị trường lớn như: Gartner, IDC,… cho biết các số liệu thống kê đều chỉ ra rằng chuyển đổi số đem lại rất nhiều lợi ích tới mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp: từ điều hành quản lý đến, chăm sóc khách hàng, cải thiện chất lượng sản phẩm,…
Cụ thể, chuyển đổi số mang đến những lợi ích sau cho các doanh nghiệp SMEs:
- Giảm chi phí do tiết kiệm thời gian trong các quy trình
- Tiếp cận nhiều khách hàng hơn, xóa bỏ ranh giới vật lý trong kinh doanh
- Nâng cao năng suất lao động nhờ đòn bẩy công nghệ
- Mở ra cánh cửa cho các cơ hội kinh doanh và các dòng doanh thu mới, cho phép tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới
- Tăng tốc độ phản ứng với những thay đổi của nhu cầu trên thị trường, đặc biệt trong và hậu đại dịch
- Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp bằng cách nâng cao chất lượng của các sản phẩm được sản xuất
- Thúc đẩy sự đổi mới, tăng khả năng thích ứng trước những giai đoạn thay đổi bất thường của thị trường
- Cải thiện mối liên kết và hợp nội bộ bằng cách tạo điều kiện giao tiếp giữa các bộ phận
- Trao quyền đưa ra quyết định bằng cách đào sâu phân tích dữ liệu (Big Data)
3 hạn chế “níu chân” các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi ứng dụng chuyển đổi số
Chuyển đổi số là cuộc đua nước rút của mọi doanh nghiệp trên toàn cầu tuy nhiên, nhiều SMEs Việt dường như chưa sẵn sàng cho hành trình này bởi vướng phải một số hạn chế điển hình như:
Trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thấp
Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97% tổng số doanh nghiệp đang đăng ký kinh doanh tại Việt Nam. Tại đa phần các doanh nghiệp, trình độ tiếp thu khoa học và đổi mới của nhân sự còn thấp số lượng máy móc nhập khẩu chiếm tới hơn 80%, hầu hết đều sử dụng những công nghệ đã khá lỗi thời.
Các báo cáo về chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp SMEs khu vực Châu Á của Cisco chỉ ra: 17% doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực, 16,7% thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số, 15,7% thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp,…
Mục tiêu kinh doanh không gắn với lợi ích của chuyển đổi số
Thuyết phục các bộ phận trong doanh nghiệp chấp nhận chuyển đổi số là một công việc khó khăn với mọi nhà quản trị. Bởi con người có xu hướng thích những thứ quen thuộc đã và đang mang lại lợi ích cụ thể cho họ.
Ví dụ, muốn thực hiện chuyển đổi số tại bộ phận Marketing các CIO và CTO cần tìm kiếm sự đồng thuận từ các trưởng bộ phận và đội ngũ Marketing bằng cách hiểu rõ về những khó khăn vướng mắc họ đang gặp phải trong quá trình làm việc và chứng minh rằng chuyển đổi số thực sự sẽ giúp giải quyết hiệu quả các vấn đề đó. Hơn nữa, quá trình chuyển đổi số không thể thực hiện rời rạc ở từng bộ phận mà cần diễn ra đồng thời trong toàn doanh nghiệp do vậy việc truyền thông nội bộ sẽ là một thách thức lớn đối với nhà quản lý.
Đội ngũ ban lãnh đạo thiếu tư duy chấp nhận đổi mới
Chuyển đổi số gắn liền với việc thay đổi hầu hết các quy trình làm việc hiện tại, văn hóa doanh nghiệp và cách thức điều hành truyền thống. Công việc này đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn để hoàn thành. Do vậy nhiều chủ doanh nghiệp SMEs vẫn đắn đo về quyết định đầu tư cho chuyển đổi số và lo lắng về những rủi ro nếu thất bại.
Bên cạnh đó, các chuyên gia công nghệ thông tin còn cho rằng quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam diễn ra khá sớm nhưng tốc độ chậm vì nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp quá thận trọng và cân nhắc rủi ro. Đơn cử, giai đoạn 2013 khi vấn đề cơ sở dữ liệu lớn (big data) bắt đầu được đề cập, nhiều doanh nghiệp Việt cho rằng “vẫn còn là chuyện xa vời”, nhưng chỉ vài năm sau big data hiện hữu ở mọi lĩnh vực kinh doanh.
Trên đây là những phân tích về vai trò của chuyển đổi số trong doanh nghiệp SMEs cũng như một số hạn chế điển hình “níu chân” doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn đang cần một đơn vị hỗ trợ tư vấn, đồng hành trong triển khai chuyển đổi số, hãy liên hệ ngay với Getfly để nhận được giải pháp tối ưu nhất. Chúc các bạn thành công.