Xác định mục tiêu chiến lược cuộc đời để thành công

Phần mềm Getfly CRM – Điều quan trọng là xác định mục tiêu chiến lược cuộc đời để sau 5 năm trở thành một marketing director, hay sau 5 năm trở thành một người có nhiều kiến thức, hiểu biết và trải nghiệm sống nhất có thể. Đó chính là việc sẽ lựa chọn cái gì để làm mục tiêu chiến lược cuộc đời mình hướng tới.

Bài viết dưới đây là câu hỏi: Để trở thành Giám đốc Marketing (Marketing Director) sau 5 năm đi làm đặt ra trong cộng đồng, khơi gợi được kha khá ý kiến chia sẻ của mọi người.

Tú cũng có đôi dòng đã gửi bạn trẻ đó và nghĩ cũng nên chia sẻ ở đây để nhiều người khác đưa ra ý kiến hơn về các suy nghĩ thế này của những bạn trẻ.

Lựa chọn mục tiêu chiến lược cuộc đời để thành công
Lựa chọn mục tiêu chiến lược cuộc đời để thành công

Một câu hỏi cũng hay hay dù có phần hơi ngô nghê, anh muốn dành chút thời gian để trả lời em. Anh nghĩ anh cũng tương đối phù hợp vì anh là người leo lên được tới chức vụ mà em đề cập sau khoản hơn 6 năm đi làm. Và anh cũng đang làm cho một tập đoàn truyền thông thuộc dạng hàng đầu của Thụy Sĩ chứ không phải công ty nhỏ, gia đình hay tự phong nên nói chung cũng có thể coi là chuẩn mực để đánh giá.

Hồi đó lúc mới ra đi làm thì anh cũng như em, cũng xác định mục tiêu cho mình (dù khiếm tốn hơn): sau 5 năm thì mình phải leo lên tới cấp độ quản lý, trưởng phòng (manager) gì gì đó, sau 10 năm thì tới cấp giám đốc (director). Anh đạt được điều đó sớm hơn dự tính, khoảng 6 tháng sau khi ra trường thì anh đã là team lead của mười mấy người của công ty đầu tiên. Sau 4 năm đi làm thì lên được cấp manager cho một website e-commerce mà Alibaba vừa mới mua 95%. Nhưng mà thật ra sau khoảng 3 năm đi làm thì anh đã cảm thấy cái mục tiêu 5-10 năm kia của mình nó chỉ mang tính tương đối và dù có đạt được đi nữa thì… rồi sao?

Em cứ nghĩ cuộc đời em cũng như là một cái business và để một cái business nó tồn tại một cách có ý nghĩa thì nó cần phải hướng tới một cái đó là xác định mục tiêu chiến lược cuộc đời (strategic goal) nào đó. Và để đạt được mục tiêu chiến lược cuộc đời này thì em sẽ phải có một cơ số những chiến thuật (tactics) cần thực thi. Các chiến thuật này có thể hiểu là các quyết định của em trong cuộc sống.

Tuy nhiên cái quan trọng chính là việc em sẽ lựa chọn cái gì để có thể xác định mục tiêu chiến lược cuộc đời mà em sẽ hướng tới:

Sau 5 năm trở thành một marketing director, hay sau 5 năm trở thành một người có nhiều kiến thức, hiểu biết và trải nghiệm sống nhất có thể.

Hãy trở thành một người có nhiều kiến thức, hiểu biết và trải nghiệm sống, thành công sẽ theo đuổi bạn.

Em sẽ chọn cái gì, xác định mục tiêu chiến lược cuộc đời mình? Mục tiêu nào nghe có vẻ thú vị hơn để hướng tới. Mục tiêu nào nghe có vẻ rõ ràng và thiết thực hơn? Mục tiêu nào có thể khiến em trở thành một con người tốt hơn? Xác định mục tiêu chiến lược nào khiến em cảm thấy cuộc sống mình hay ho hơn?

Anh không chọn mục tiêu thứ nhất vì theo anh nó gò bó mình vào một cái khuôn khổ: em nghĩ rằng sau 5 năm em chỉ có thể làm Giám đốc marketing thôi ư? Tại sao lại không phải là CMO hay tự mình làm chủ một cái business của mình? Hoặc nó khiến mình dễ bị huyễn hoặc vì cái title. Em có chắc là với 5 năm kinh nghiệm và bắt đầu làm giám đốc marketing thì em có giỏi hơn cái bạn đang làm manager hay senior với 8 – 10 năm kinh nghiệm không?

Anh chọn mục tiêu thứ hai. Vì anh nghĩ cái mà mình theo đuổi nên là cốt lõi của giá trị và tồn tại lâu dài. Chức vụ thì cũng chỉ là tạm thời và mang tính bề mặt, kiến thức, trải nghiệm mới là các giá trị chân chính. Và trong quá trình anh theo đuổi các giá trị chân chính đó, những thứ khác sẽ tự đến (chức vụ và tài chính là các ví dụ).

Đơn giản vậy thôi em.

Tips:

Cứ đâm đầu vào và làm điên cuồng, không nề hà bất cứ thứ gì, không từ chối, không đánh giá, không sợ thấp kém, không nghĩ rằng nó không phải việc của mình.

Luôn tự trao dồi kiến thức: từ các dự án freelance, từ các mối quan hệ trong ngành, từ các đồng nghiệp, đi học thêm

Tự thẩm định lại kiến thức của mình, viết một cái gì đó như blog, chia sẻ kiến thức mình ra, tự bù đắp những thứ mình thấy thiếu hụt
Luôn tự vấn mình, tự đánh giá những điểm mình chưa tốt, tự đánh giá những thứ mình yếu kém, chấp nhận mình yếu kém và tìm cách sửa chữa … là một số thứ anh có thể khuyên em.

Chúc em sớm đạt được thứ mình muốn.

Bùi Quang Tinh Tú

>> Người khởi nghiệp khó thành công khi thiếu tính kỷ luật

Tags: ,