VĂN HÓA CÔNG TY LÀ BÍ MẬT GIÚP CÁC START-UP RA BIỂN LỚN

Rất nhiều người quan tâm đến đâu là lý do để các công ty Start-up dù chỉ mới sáng lập nhưng tại sao lại vươn nhanh ra biển lớn như vậy? Ngoài những yếu tố về vấn đề gọi vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm thì yếu tố còn lại cũng cực kì quan trọng đó chính là văn hóa của công ty, bao gồm những yếu tố sau:

 

VĂN HÓA CÔNG TY LÀ BÍ MẬT GIÚP CÁC START-UP RA BIỂN LỚN
VĂN HÓA CÔNG TY LÀ BÍ MẬT GIÚP CÁC START-UP RA BIỂN LỚN

Văn hóa minh bạch trong công ty 

Minh bạch là yếu tố cực kì quan trọng dẫn đến thành công của các công ty, đặc biệt đối với các công ty Start-up. Không chỉ dừng lại ở mức độ giúp hệ thống công ty hoạt động rõ ràng, không làm mất đi những tổn thất hay những chi phí ngầm mà còn là một yếu tố cực kì quan trọng khi gọi vốn. Các quỹ đầu tư mạo hiểm luôn luôn xem xét đến yếu tố minh bạch (transparency), trung thực và khai báo đầy đủ (full disclosure) là yếu tố tiên quyết trước khi ra quyết định có góp vốn hay không.

Nhưng điều làm các quản lý đau đầu là rất khó để xây dựng tính minh bạch cho công ty bằng yếu tố con người, vì bản chất họ không thể kiểm soát được những việc làm phía sau của nhân viên mình. Nhưng hãy nghĩ xem, khi công ty có một công cụ và bắt buộc các nhân viên nhập số liệu và con số cho mỗi hành động của họ thì sẽ ra sao?

Chắc chắn sẽ tạo nên một văn hóa minh bạch, kế toán nhập dữ liệu về thu chingân sách, công nợ, nhân viên sales nhập dữ liệu đã hẹn gặp bao nhiêu khách hàng? Gọi bao nhiêu cuộc gọi? nhắn bao nhiêu tin nhắn và gửi bao nhiêu mail? Tất cả những biên bản, hợp đồng đều được upload và xác nhận qua phần mềm và chỉ được xác nhận và có giá trị khi đã qua phần mềm chứ không qua bất kì một hành động bên ngoài nào. Hiển nhiên công ty sẽ minh bạch

con số và dữ liệu không bao giờ biết nói dối nên với một phần mềm hỗ trợ, bạn, với vai trò là những giám đốc và CEO sẽ ngạc nhiên bởi văn hóa minh bạch từ công ty

Văn hóa cạnh tranh, công bằng 

Nếu không có cạnh tranh sẽ không có phát triển, đó là một quy luật tự nhiên. Sản phẩm độc đáo đối với các công ty Start-up vẫn chưa đủ để giúp họ ra biển lớn, ngoài ra yêu cầu về nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng nhân viên sales và chăm sóc khách hàng ngày một cải thiện cùng marketing đòi hỏi ngày càng phải nâng cao luôn là một yếu tố cực kì quan trọng. Muốn được như thế công ty luôn phải tạo ra một môi trường cạnh tranh để các nhân viên ngày một hoàn thiện trình độ và kĩ năng của mình.

Nhưng bài toán không chỉ là làm sao để tạo nên một môi trường cạnh tranh mà là làm sao để tạo môi trường cạnh tranh phải có định hướng cụ thể và đặc biệt phải công bằng. Một môi trường cạnh tranh phải làm giảm bớt gánh nặng cho cấp quản lý chứ không phải ngày nào cũng bận rộn dò xét nhân viên có làm hay không? Một môi trường cạnh tranh giúp nhân viên hiểu họ phải tự giác cải thiện và nâng cao khả năng của mình, không phụ thuộc vào việc nhắc nhỡ. Một môi trường cạnh tranh nhân viên có cái nhìn cụ thể rằng mình sẽ cần phải làm gì để đạt được những mục đích và một môi trường cạnh tranh mà các nhân viên cảm thấy công bằng, cạnh tranh để phát triển chứ không phải để giẫm đạp lên nhau.

 

Bạn chỉ cần có một công cụ để thiết lập sẵn những chỉ số KPI nhân viên của mình, họ sẽ tự hiểu phải có nhiệm vụ hoàn thành những chỉ tiêu ấy đó cũng chính là thước đo rõ ràng để nhân viên tự giác thực hiện. Sẽ có kết quả thức tế so sánh với những chỉ tiêu ban đầu, từ nhân viên marketing cho đến nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng đều có cụ thể rõ ràng

Ngoài ra bạn cũng sẽ có thể thiết lập về hệ thống phản hồi khách hàng để từ đó tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh trong công ty.

Những điều tưởng chừng như bất khả thi với mô hình con người lại có thể áp dụng dễ dàng bằng phần mềm và công cụ. Nhưng liệu bạn có khai thác những công cụ đấy không hay phải nhìn đối thủ của mình áp dụng?

 

Tags: , , ,