Tìm hiểu về chỉ số đo lường KPI doanh nghiệp

Getfly CRM – Đo lường KPI với kết quả là những chỉ số giúp doanh nghiệp định hình, theo dõi quá trình tăng trưởng và có những điều chỉnh hợp lý. Đồng thời, sử dung KPI giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, phát huy tối đa được hiệu suất và năng lực làm việc của nhân viên.

KPI là gì?

KPI, là một thuật ngữ tiếng anh viết tắt “Key Performance Indicator”, được hiểu là chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc, hiệu quả của nó thông qua số liệu, tỉ lệ, phân tích, mẫu báo cáo. KPI lần đầu được giới thiệu tại Mỹ vào những năm 80 của thế kỷ XX.

Đo lường KPI thông qua bộ công cụ hiện đại, dựa trên các kế hoạch chiến lược dế dàng thống kê và kiểm soát được hành động cụ thể của từng bộ phận, bao gồm: nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, lương, thưởng và công việc của từng cá nhân cụ thể.

Đo lường KPI cho biết chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc, hiệu quả kinh doanh

Mục đích sử dụng KPI

Hiểu được lợi ích, tầm quan trọng của đo lường KPI đối với việc quản lý và phát triển nên phương pháp này được áp dụng phổ biến hiện nay. Mục đích của việc sử dụng này nhằm đảm bảo tính công bằng, đánh giá đúng năng lực, thái độ và trách nhiệm của người lao động. Dựa trên những bảng mô tả công việc, người lao động cần thực hiện đúng vai trò, nghĩa vụ của mình. Đồng thời, dựa trên kết quả đo lường KPI, doanh nghiệp sẽ có những đánh giá chính xác với mức lương hợp lý.

KPI làm tốt chức năng của mình hơn những gì bạn nghĩ. Thông qua phần mềm đo lường kpi hiệu quả mỗi cá nhân/ đội nhóm sẽ tự đánh giá được hiệu quả công việc và có những hoạch định phát triển tiếp theo.

Dựa trên chỉ số, số liệu cụ thể…

KPI – “chìa khóa vàng” cho sự thành công của doanh nghiệp

Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều xem KPI và đo lường KPI là chìa khóa vàng đưa đến thành công. Phần mềm này giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát mọi hoạt động, tình hình kinh doanh đến chất lượng, hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân sự. Tuy vậy, khi chọn lựa các chỉ số KPI cần thận trọng, chọn ra những chỉ số phù hợp, cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Điều quan trọng cần lưu ý: KPI đặt ra phải dựa trên kết quả phân tích thực tại doanh nghiệp, tính đến khả năng đạt được của mỗi nhân viên. Xây dựng KPI cho từng bộ phận, phòng ban, có sự tương tác hỗ trợ từng phòng ban trong cùng một hệ thống. Ví dụ:

Mục tiêu của doanh nghiệp là “tăng sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm mới”, theo đó, mỗi phòng ban sẽ có những chỉ số KPI khác nhau. Từ khâu sản xuất, tư vấn, chăm sóc đến giải quyết những khiếu nại của khách hàng. Mức độ hài lòng? phàn nàn về sản phẩm? lý do là gì?… từ đó thấy được tính cạnh tranh của sản phẩm, và có những thay đổi tích cực.

KPI – Chìa khóa cho sự thành công mỗi doanh nghiệp

Hiện nay có khá nhiều phần mềm đo lường kpi hiệu quả hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý, phát triển đưa đến thành công của doanh nghiệp. Hãy lựa chọn công cụ đo lường KPI đơn giản, phù hợp nhất.

>> Cách quản lý khách hàng hiệu quả và tiết kiệm nhất cho mỗi doanh nghiệp