Các mẹo giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng trên facebook

Getfly CRM – Facebook đã cung cấp cho người dùng nhiều tính năng để có thể tối ưu việc tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng nhằm giúp bạn loại bỏ những tài nguyên thừa thãi, tiết kiệm thời gian và chi phí. Có điều bạn có biết để áp dụng hay không mà thôi.

Với hơn 2 tỷ người dùng trên toàn cầu, Facebook chính là một kênh tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả và ngày càng được sử dụng phổ biến bởi đa số doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tận dụng các tính năng của mạng xã hội Facebook nhằm tiếp cận chính xác tập khách hàng, bạn cần hiểu và nắm rõ các mẹo nhỏ tại bài viết sau đây!

Các mẹo giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng trên facebook

1.Sử dụng Facebook như là một điểm tiếp xúc với khách hàng

Khả năng tìm kiếm ở trên Facebook kém hiệu quả hơn LinkedIn, do vậy chỉ nên sử dụng Facebook để xây dựng mối quan hệ với khách hàng sau khi bạn xác định được họ chính là những khách hàng tiềm năng phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của công ty mình.

Ví dụ: Bạn làm trong một công ty cung cấp giải pháp Marketing cho các Doanh nghiệp và có tài liệu về Marketing muốn chia sẻ. Khi một khách hàng tiềm năng download một trong những nội dung bạn cung cấp. Bạn gửi cho họ một tin nhắn và đề nghị trả lời giải đáp bất cứ câu hỏi nào. Cùng lúc đó, bạn gửi một lời  mời kết bạn trên Facebook với vị khách đó.

Điều này không chỉ lưu lại ấn tượng của bạn với khách hàng, mà còn khiến cho khách hàng tiềm năng dễ dàng chấp nhận lời mời kết bạn vì thấy rằng bạn với họ đang có cùng chung mỗi quan tâm.

Khi đã trở thành Friend với nhau, hãy sử dụng Facebook để tương tác với khách hàng tạo sự gần gũi hơn như là trò chuyện, chia sẻ thông tin cần thiết mà khách hàng đang quan tâm.

Mặc dù bạn có thể gửi tin nhắn tới Facebook của khách hàng, nhưng khả năng cao là tin nhắn của bạn sẽ rơi vào mục “Tin nhắn đang chờ” bởi vì bạn không phải là Friend với khách hàng tiềm năng, và như vậy, tỉ lệ khách hàng đọc được tin nhắn của bạn là rất thấp, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình.

2.Tạo ấn tượng đầu tiên để khách hàng nhớ tới

Ấn tượng đầu tiên lúc nào cũng quan trọng. Hãy tạo ấn tượng tốt với khách hàng bằng cách gửi một lời chào giới thiệu về bạn. Bạn nên sử dụng văn phòng gần gũi, và tránh sử dụng những câu chữ quá trang trọng.

Ví dụ:

– Quá trang trọng: “xin chào bạn. tôi thấy bạn quan tâm tới marketing. Tôi hi vọng những tài liệu mà mình chia sẻ có thể giúp ích được cho bạn.”

– Quá thân mật: “Hey, hãy xem những tài liệu về marketing mà tôi chia sẻ đi này”

– Đúng chuẩn: “Bạn ơi, những tài liệu marketing tôi chia sẻ là những kinh nghiệm tôi đúc kết được. Chúng ta có thể trao đổi nhiều hơn về lĩnh vực này nếu bạn quan tâm nhé.”

Tạo ấn tượng đầu tiên để khách hàng nhớ tới
Tạo ấn tượng đầu tiên để khách hàng nhớ tới

3.Hãy trở nên thân thiết hơn với khách hàng

Hãy dành thời gian tìm hiểu về khách hàng bằng cách “lướt” facebook cá nhân của họ. Nhờ những thông tin về khách hàng tiềm năng của bạn, bạn có thể truy cập vào một số thông tin hữu ích, sử dụng những chi tiết này để tiếp cận khách hàng tiềm năng và xây dựng mối quan hệ.

Ví dụ: Cả bạn và khách hàng đều hâm mộ đội bóng đá nước Anh là Chelsea, bạn nên bắt đầu bằng cuộc trò chuyện bằng câu nói:” Bạn cũng là fan hâm mộ của Chelsea cơ à… ”

Bên cạnh sở thích và mối quan tâm của họ, bạn có thể tận dụng phần lịch sử công việc của họ. Nhiều người thường show các chức danh, công việc trước đây và hiện tại họ đang làm trên profile facebook. Một câu hỏi về công việc của khách hàng, cũng sẽ khiến bạn dễ làm quen với họ.

4.Tạo ra các cuộc trò chuyện ngắn

Thông qua Facebook, bạn có thể trò chuyện với khách hàng nhiều hơn là Email. Thông thường, nếu sử dụng Email để giao tiếp với khách hàng, bạn sẽ phải soạn thảo một Email với đầy đủ chủ đề, nội dung thư, trình bày sao cho không được quá ngắn, hoặc quá dài. Và thời gian chờ đợi để nhận một email phản hồi lại từ khách hàng là rất lâu. Trong khi đó, sử dụng Facebook, bạn có thể dễ dàng thực hiện một cuộc trò chuyện ngắn với khách hàng và khách hàng có thể trả lời gần như ngay lập tức.

Facebook có thể là một công cụ mạnh mẽ trong “kho vũ khí” của bạn. Làm theo những lời khuyên này sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn.

5.Sử dụng hashtag

Hashtag hiện nay được sử dụng rất nhiều trên các blog hay các trang mạng xã hội như: Facebook, Youtube, twitter,…vv.

Cho nên bạn muốn tiếp cận khách hàng trên Facebook bằng hình thức Hashtag đó cũng là một cách tốt.

Ví dụ: Getfly chuyên về “cung cấp phần mềm CRM” và có làm video hướng dẫn “cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng” trên Facebook thì Getfly đặt hashtag như sau “#cach_tim_kiem_khach_hang”, “#CRM”. Bạn có thể copy nó và để vào ô tìm kiếm của Facebook thì chắc chắn bạn sẽ thấy video của mình.

Sử dụng hashtag
Sử dụng hashtag

6.Tận dụng triệt để Facebook group và Fanpage

Group Facebook là 1 nơi tụ hợp tất cả mọi người có chung 1 lý do, 1 mục tiêu nào đó. Bạn nên tham gia nhiều nhóm facebook group khác. Từ đó tiếp cận khách hàng trên facebook nhiều hơn có thể lên đến hàng nghìn, hàng chục nghìn, thậm chí hàng triệu khách hàng.

Ví dụ bạn tham gia Group “Hội các doanh nghiệp chuyển đổi số” và thường xuyên tương tác trong group, viết các bài chia sẻ giúp các anh chị quản lý về các tips quản trị hiệu quả trong thời đại số. Qua đó, nếu như họ thấy hay và hữu ích thì sẽ liên hệ với tôi. Và cuối cùng là tôi cung cấp các dịch vụ, giải pháp để giúp các chị em ấy chuyển đổi số và quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn. Mối quan hệ giữa chúng tôi là win-win, mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.

Ngoài ra Fanpage cách thức hoạt động cũng như Facebook cá nhân. Tuy nhiên, nó có nhiều tính năng hơn như: hẹn bài đăng bài viết, tin nhắn tự động, cho phép quảng cáo hiện thị đến khách hàng tiềm năng, có thông kê thông tin truy cập fanpage và nhiều tính năng nâng cao khác mà một Facebook cá nhân sẽ không có được.

Bài liên quan >> Tận dụng LinkedIn để tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Là một sản phẩm thuần Việt, được 3000+ doanh nghiệp thuộc 200+ ngành nghề tin tưởng lựa chọn, Giải pháp phần mềm Getfly CRM là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp:

– Đồng bộ dữ liệu trên 1 nền tảng duy nhất

– Thác tác nhanh chóng trên PC và App Mobile

– Loại bỏ thao tác thừa trong quy trình

– Tiết kiệm 5-10 phút trong mỗi thao tác

– Nâng cao năng suất, tối ưu hiệu quả

Tags: ,