Những số liệu cần nắm vững trong quản lý hoạt động kinh doanh

Những con số, số liệu là ngôn ngữ của kinh doanh, phản ánh đúng thực tế năng lực, tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tố quyết định làm nên thành công cuối cùng! Đó là lý do, quản lý doanh nghiệp bằng con số quan trọng và cần thiết với mỗi chủ doanh nghiệp.

Thực tế, hầu hết các chủ doanh nghiệp (bao gồm nhỏ và vừa)  thường không có nền tảng kiến thức vững về tài chính, kế toán. Do vậy, họ thường gặp khó khăn trong việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, hạn chế trong việc đưa ra những giải pháp mới giúp cải thiện hoạt động kinh doanh.

Ví dụ quản lý doanh nghiệp bằng con số với ngành công nghiệp bán lẻ có thể là chi phí thuê mặt bằng, chi phí nhân viên bán hàng… Hoặc trong lĩnh vực sản xuất, số liệu cần quan tâm xoay quay vòng hàng tồn kho, tỷ lệ hàng hóa lỗi bị trả lại…

Những số liệu cần nắm vững trong quản lý hoạt động kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp đều có một loạt chỉ báo tình hình kinh doanh chính (KPIs). Dựa trên những chỉ báo kinh doanh đó, giúp người quản lý có thể đo lường dễ dàng hiệu quả hoạt động theo từng tuần/ tháng/ năm.

Đưa ra các quyết định chính xác về dự toán ngân sách và phân bổ nguồn lực. Đồng thời phát hiện sai sót, gian lận gây thất thoát, lãng phí nguồn tài nguyên. Cụ thể, quản lý doanh nghiệp bằng con số cần nắm được những chỉ báo:

Dự báo dòng tiền

Người quản lý cần tính toán được dòng tiền dự kiến theo tuần/ tháng một cách chi tiết, thường xuyên. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phát triển đột biến hoặc doanh thu giảm sút. Những số liệu này sẽ tiết lộ bất cứ sự thiếu hụt nào trong thời gian tới, cho biết khả năng chi trả các hóa đơn của doanh nghiệp bạn cuối tháng. Từ đó, người chủ doanh nghiệp cần có những tính toán, cân nhắc phù hợp

Doanh số bán hàng

Đây là chỉ báo đầu tiên, cũng là chỉ số quan trọng, thước đo đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khác hàng. Dựa trên tình hình tăng – giảm của những con số, biết được chiều hướng phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh thu tụt giảm, nguyên nhân do đâu? Giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên?

Doanh số bán hàng
Doanh số bán hàng

Tỷ lệ chốt Sale 

Tỷ lệ chốt sale là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng khách hàng đã mua hàng so với số lượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

% tỷ lệ chốt sale = số lượng khách hàng mua hàng / số lượng khách hàng tiềm năng (đã tư vấn).

Tỷ lệ chốt sale có ảnh hưởng rất lớn đến rất lớn doanh thu của doanh nghiệp. Để tăng tỷ lệ chốt sale cho doanh nghiệp thì nhà quản trị tập trung tăng số lượng khách hàng mua hàng.

Tỷ lệ chốt sale cho biết khả năng bán hàng của một nhân viên hay một doanh nghiệp. Tỷ lệ chốt sale càng cao thì khả năng tăng doanh thu càng lớn. Tỷ lệ chốt sale là một trong các chỉ số quan trọng của doanh nghiệp. Các nhà quản trị căn cứ vào đó để đưa ra các biện pháp tăng tỷ lệ chốt sale.

Chỉ số CPL – Cost per leads

CPL – Cost per leads là chi phí trung bình bỏ ra để có một khách hàng tiềm năng. Họ là những người quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ và để lại thông tin cá nhân.

CPL = Tổng chi phí thu leads  / số lượng khách hàng tiềm năng.

Trong đó:

  • CPL là chỉ số trung bình cho một khách hàng tiềm năng
  • Tổng chi phí thu Leads bao gồm chi phí Marketing, chi phí khác,…
  • Số lượng khách hàng tiềm năng thu được sau khi  các chiến dịch hay chương trình của doanh nghiệp

Lưu ý: các chỉ số trong cùng một khoảng thời gian nhất định.

Chỉ số CPL – Cost per leads cho nhà quản trị hay các marketer biết chi phí bỏ ra để có khách hàng tiềm năng. Nếu chỉ số CPL quá cao thì các nhà quản trị hay marketer căn cứ vào đó để đưa ra phương án hay quyết định quản trị.

Kỳ thu- trả- tồn kho bình quân

Kỳ thu/ trả tiền bình quân, số ngày tồn kho bình quân cũng là những yếu tố mà quản lý doanh nghiệp bằng con số cần bận tâm.

Kỳ thu bình quân= (Khoản phái thu: Doanh thu) x365

Kỳ trả tiền bình quân = (Khoản phải trả: Gía vốn hàng bán) x 365

Số ngày tồn kho bình quân = (Bình quân hàng tồn kho: Gía vốn bán hàng) x 365

Kỳ thu- trả- tồn kho bình quân
Kỳ thu- trả- tồn kho bình quân

Kỳ thu bình quân cho biết số ngày trung bình mà khách hàng thanh toán tiền hóa đơn của bạn. Chỉ số này giảm sẽ là một dấu hiệu tích cực, ngược lại sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền, khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.

Kỳ trả tiền bình quân là số ngày trung bình mà doanh nghiệp của bạn phải trả cho nhà cung cấp của mình.

Số ngày tồn kho là chỉ số cho biết số ngày trung bình mà hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất ra được giữ lại trong kho trước khi bán ra thị trường. Chỉ số này càng thấp thì càng tốt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, quản lý doanh nghiệp bằng con số cũng cần lưu ý đến lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo phần trăm doanh thu, giá trị suốt đời của mỗi khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ phản hồi…

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn trong việc xử lý và quản trị doanh nghiệp bằng con số, bạn có thể lựa chọn sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp Getfly. Phần mềm này sẽ hỗ trợ và giúp bạn giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề.

Là một sản phẩm thuần Việt, được 3000+ doanh nghiệp thuộc 200+ ngành nghề tin tưởng lựa chọn, Giải pháp phần mềm Getfly CRM là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp:

– Đồng bộ dữ liệu trên 1 nền tảng duy nhất

– Thác tác nhanh chóng trên PC và App Mobile

– Loại bỏ thao tác thừa trong quy trình

– Tiết kiệm 5-10 phút trong mỗi thao tác

– Nâng cao năng suất, tối ưu hiệu quả

>> Áp dụng Getfly vào xây dựng đội nhóm kinh doanh