Bí kíp tạo nên “dư chấn” trong tâm trí khách hàng với marketing cảm xúc

Nhiều thương hiệu vẫn đang chật vật với các chiến dịch truyền thông hiệu quả. Không biết làm sao để tạo hiệu ứng cho tệp khách hàng mục tiêu của mình? Bài viết ngay dưới đây chính là lời giải đáp cho bạn. Cùng tìm hiểu về các yếu tố cảm xúc của con người mà thương hiệu có thể khai thác. Và 6 bí kíp khai thác tối ưu emotion của khách hàng với chiến dịch marketing cảm xúc hiệu quả.  

Marketing cảm xúc là gì?

Marketing cảm xúc (Emotional Marketing) là một phương pháp tiếp cận trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo, nhằm tạo ra và kích thích cảm xúc của khách hàng. Nhằm thu hút và khiến khách hàng ấn tượng, bị thuyết phục và thực hiện các hành động (chia sẻ, mua hàng) mà thương hiệu mong muốn. Thay vì chỉ tập trung vào việc truyền tải thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, marketing cảm xúc tập trung vào việc tạo ra một trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và kích thích các cảm xúc tích cực.

Marketing cảm xúc là gì?
Marketing cảm xúc là gì?

Marketing cảm xúc cố gắng kết hợp các yếu tố như màu sắc, hình ảnh, âm thanh, từ ngữ và câu chuyện để tạo ra một trải nghiệm đáng nhớ và gợi cảm xúc đối với khách hàng. Điều này có thể giúp tạo ra sự tương tác tích cực, tăng độ tin cậy và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

Marketing cảm xúc có thể tạo ra hiệu ứng tích cực trong việc xây dựng lòng trung thành và tăng doanh số bán hàng. Khi khách hàng có một trải nghiệm tích cực và kích thích cảm xúc với thương hiệu, họ có xu hướng nhớ đến và ủng hộ thương hiệu hơn, cũng như chia sẻ trải nghiệm tích cực đó với người khác.

Theo một nghiên cứu thì hầu hết mọi hành động có chủ ý đã tính toán mua hàng của con người đều bị ảnh hưởng cảm xúc. Chính vì vậy marketing cảm xúc chính là “chiếc cúp” mà bất kì thương hiệu nào cũng muốn đạt được. Cùng tìm hiểu ngay các yếu tố cảm xúc của con người mà thương hiệu có thể khai thác ngay dưới đây nhé!

5 yếu tố cảm xúc của con người thương hiệu có thể khai thác

1. Sợ hãi

Sợ hãi là một trong những động lực mạnh mẽ và bản năng nhất của con người để hành động ngay lập tức. Các quảng cáo thường sử dụng các chiến thuật hù dọa để truyền tải thông điệp của họ, ví dụ:

  • Nước tương của Chinsu nêu bật thành phần không chứa 3-MCPD bằng cách cảnh báo người tiêu dùng về nguy cơ ung thư;
  • Sữa Anlene tự khẳng định mình là giải pháp tăng cường xương chống loãng xương nhưng cảnh báo người dùng về đau cột sống và thoái hóa;
  • Kem đánh răng Colgate đảm bảo bảo vệ chống sâu răng trong 12 giờ đồng thời nhấn mạnh những hậu quả tiêu cực có thể phát sinh nếu không sử dụng.
Yếu tố cảm xúc sợ hãi
Yếu tố cảm xúc sợ hãi

Khi bị nỗi sợ hãi bao trùm, các cá nhân có thể dễ dàng rơi vào trạng thái bị thôi miên. Nơi họ dễ bị ảnh hưởng bởi những gợi ý buộc họ phải sử dụng ngay sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo như một phương tiện để đảm bảo sự an toàn của họ. Nhiều cá nhân đưa ra quyết định mua hàng do sợ hãi thay vì hướng tới những lựa chọn tối ưu.

Bài viết liên quan: “8+ Chiến Lược Thu Hút Khách Hàng Tiềm Năng Nhân đôi Chuyển Đổi”

2. Tham lam

Trong lĩnh vực tiếp thị, việc nhắm vào những ham muốn của mỗi cá nhân luôn mang lại kết quả ấn tượng. Việc khuyến khích mua hàng thông qua giảm giá số lượng lớn hoặc tặng quà khuyến mãi được áp dụng liên tục mà không sợ nhàm chán.

Yếu tố cảm xúc tham lam
Yếu tố cảm xúc tham lam

Việc khai thác lòng tham của con người sẽ tác động sâu sắc đến hành vi mua hàng của khách hàng. Bẫy họ một cách hiệu quả trong vòng xoáy không thể thoát khỏi của các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

3. Tự hào, kiêu hãnh

Sâu thẳm trong mỗi con người đều có một khao khát bẩm sinh là được người khác ngưỡng mộ và tôn trọng. Do đó, việc truyền tải các thông điệp tiếp thị gợi lên cảm giác vinh dự khi mua hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng thêm ham muốn sở hữu.

  • Thưởng thức Chivas 21 là một trải nghiệm toát lên vẻ vương giả vượt xa những gì có thể tìm thấy ở các loại rượu cùng loại, Chivas 12 và 18 (mặc dù chỉ một số ít người chọn lọc có thể phân biệt được sự khác biệt giữa ba loại rượu này).
  • Sở hữu iPhone chính là thể hiện cho “thời thượng”;
  • Sử dụng túi LV sẽ khiến người dùng thấy sang trọng và được ngưỡng mộ (do giá trị thương hiệu và giá cả của chúng).
Yếu tố cảm xúc kiêu hãnh
Yếu tố cảm xúc kiêu hãnh

Nghệ thuật tiếp thị kiêu hãnh thường được các thương hiệu xa xỉ sử dụng để tạo ra sự đẳng cấp cho khách hàng của họ trong các chiến dịch marketing cảm xúc.

4. Tình yêu

Điều gì khơi dậy niềm đam mê trong khách hàng của bạn? Đó có thể là sự lãng mạn hay sự ấm áp của mối quan hệ gia đình? Có lẽ đó là sự đồng hành của những con vật cưng trung thành hay sự hài lòng có được từ công việc kinh doanh phát đạt và sự nghiệp viên mãn. 

Sự hòa nhập văn hóa, sở thích hấp dẫn,…tất cả những yếu tố này có thể thúc đẩy các cá nhân lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Làm thế nào bạn có thể xác định và nuôi dưỡng tình cảm này từ đó khuyến khích những người?

Khai thác cảm xúc tình yêu
Khai thác cảm xúc tình yêu

Tình yêu là một sức mạnh to lớn – một cảm xúc mạnh mẽ đến mức buộc chúng ta phải hành động theo những cách phi thường. Mọi người sẵn sàng tặng những món quà xa hoa cho những người họ yêu quý – những biểu hiện của tình yêu vừa đẹp đẽ vừa đắt giá. Một người yêu chó có thể dành ra khoản tiền lớn để chi trả các đồ dùng, vật dụng sinh hoạt đắt tiền cho “người bạn” đồng hành này.

5. Tội lỗi

Việc xác định động cơ thực sự đằng sau việc mua hàng, đầu tư hoặc tặng quà của ai đó thường có thể là một nhiệm vụ đầy thách thức. Nó bị thúc đẩy bởi tình yêu hay tội lỗi? 

Yếu tố cảm xúc tội lỗi
Yếu tố cảm xúc tội lỗi

Tội lỗi có phải là lý do cơ bản khiến bạn tiêu tiền vào những món quà trong những ngày lễ như Giáng sinh, Lễ tình nhân và Ngày của Mẹ không? Cảm giác tội lỗi có đóng vai trò thuyết phục khách hàng tiềm năng mua hàng không? 

Có thể khai thác cảm giác tội lỗi để tăng doanh thu? Bạn có thể nhận thấy việc khai thác yếu tố cảm xúc này qua quảng cáo máy hút bụi

6 mẹo để tận dụng yếu tốt cảm xúc của khách hàng

1. Thấu hiểu khách hàng mục tiêu

Hiểu đối tượng của bạn là rất quan trọng trong cả tiếp thị truyền thống và tiếp thị cảm xúc. Nếu không biết thị trường mục tiêu của bạn là ai, suy nghĩ và mong muốn của họ. Bạn sẽ không thể khơi gợi được phản ứng cảm xúc có giá trị và có tác động mạnh mẽ nhất đến họ.

Tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng và chính xác về thị trường và đối tượng mục tiêu của bạn là điều cần thiết để khám phá cảm xúc, điểm yếu và nguyện vọng của khách hàng. Khi nắm chắc được điều này, chiến dịch của bạn có thể dễ dàng lựa chọn cảm xúc thích hợp để gây được tiếng vang với công chúng.

2. Truyền cảm hứng

Chỉ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng là không đủ để một thương hiệu chiếm được cảm tình và tâm trí của khách hàng. Để thực sự thu hút được lòng trung thành của họ, thương hiệu phải vượt qua sự mong đợi và trở thành nguồn cảm hứng. 

Truyền cảm hứng
Truyền cảm hứng

Bằng cách thực hiện những nỗ lực như bảo vệ môi trường hoặc đề cập đến vấn đề  phân biệt đối xử trong giới tính,…thương hiệu có thể trở thành một biểu tượng truyền cảm hứng cho sự thay đổi tích cực đồng thời thúc đẩy sự trung thành của khách hàng.

3. Kể chuyện

Những câu chuyện gợi lên sự đồng cảm, mang đến những bài học quý giá hoặc truyền cảm hứng tích cực thường được mọi người đón nhận nồng nhiệt. Bằng cách kể một câu chuyện thành công đầy cảm xúc, thương hiệu của bạn sẽ không chỉ nổi tiếng ngay lập tức mà còn để lại ấn tượng lâu dài trong nhiều năm tới.

4. Tạo ra một “làn sóng”

Việc tận dụng sức mạnh của marketing cảm xúc có thể tạo ra một phong trào lan truyền một cách hiệu quả hoặc thúc đẩy một cộng đồng vững mạnh cho thương hiệu của bạn.

Tạo ra một làn sóng
Tạo ra một làn sóng

TH True Milk, Cocoon và nhiều thương hiệu khác đã thực hiện thành công các chiến dịch thu thập chai lọ với thông điệp mạnh mẽ về “Sống Xanh”. Những sáng kiến này không chỉ thu hút được sự tham gia đông đảo mà còn để lại ấn tượng lâu dài trong tâm trí người tiêu dùng.

5. Khơi gợi cảm hứng

Khát vọng không được xếp vào loại cảm xúc, tuy nhiên hành trình đạt được nó sẽ khơi dậy nhiều phản ứng cảm xúc khác nhau bao gồm sự phấn khích, hạnh phúc và lạc quan. 

Đây chính xác là lý do tại sao các chiến dịch của công ty thường chọn cách khơi gợi những cảm xúc như vậy bằng cách điều chỉnh chúng phù hợp với ước mơ, mục tiêu hoặc tầm nhìn phù hợp với thị trường mục tiêu của họ. 

Để sử dụng hiệu quả động lực hướng tới thành công này, các công ty phải hiểu rõ về cách sản phẩm của họ có thể hỗ trợ người học đạt được tham vọng mong muốn của họ.

Bài viết liên quan: “9 Case Study Về Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tốt Nhất Thế Giới”

6. Tận dụng các dịp lễ quan trọng

Tận dụng các sự kiện quan trọng như ngày thành lập và ngày lễ để gợi lên cảm giác tự hào và vui vẻ khi thảo luận về chúng. Tận dụng tối đa những dịp đặc biệt này để lập chiến lược cho chiến dịch tiếp thị cảm xúc của bạn. 

Tận dụng các dịp lễ quan trọng
Tận dụng các dịp lễ quan trọng

Chiến lược marketing cảm xúc này được hầu hết các thương hiệu sử dụng để thu hút khách hàng của mình. Bởi khách hàng giờ đây thường coi giảm giá vào ngày lễ là điều hiển nhiên “phải có”.

Bài viết trên đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về cách để khai thác yếu tố cảm xúc của khách hàng nhằm truyền thông chiến dịch marketing hiệu quả nhất. Hãy bắt đầu lên kế hoạch marketing cảm xúc ngay hôm nay chắc chắn bạn sẽ thấy bất ngờ khi khai thác tối ưu các emotion của khách hàng mục tiêu.

Getfly – Để khách hàng mua trọn đời!

Tags: , ,