Thăng chức – Chấp nhận hay từ chối?

Khi đọc được tiêu đề bài viết này hẵn bạn đang tự hỏi:” Được thăng chức sao lại có thể từ chối được?” Bạn đã làm việc chăm chỉ và giờ đây sếp muốn thăng chức cho bạn. Nghe thật tuyệt vời đúng không? Câu trả lời là chưa chắc nhé!

Khi nghe tin được nhận chức, nhiều bạn vội vàng đồng ý và vui mừng mà quên đi việc suy nghĩ lại. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp, cuộc sống của bạn. Vì vậy khi nhận được tin thăng chức, hãy tự hỏi bản thân mình một số câu hỏi sau.

thăng chức - từ chối hay không
Thăng chức – từ chối hay không

1. Bạn đã sẵn sàng để thăng chức?

Bạn đã làm rất tốt trong vị trí hiện tại. Điều này làm sếp muốn đưa bạn lên vị trí cao hơn. Tuy vậy, việc giỏi ở một ví trí thấp chưa chắc đã phù hợp khi bạn bước chân lên một vị trí với nhiều quyền hạn hơn. Khi được thăng chức, bạn phải sẵn sàng tinh thần để nhận thêm nhiều trách nhiệm khác. Đặt chân vào trong một lãnh địa mới hoàn toàn mà không được trang bị kiến thức, kỹ năng có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng trong nghề nghiệp của bạn. Hãy nhìn lại bản thân mình, bạn chính là người biết rõ mình đã sẵn sàng để thăng chức hay chưa.

2. Bạn có muốn nhận thêm trách nhiệm không?

Khi được thăng chức lên một vị trí cao hơn, bạn cần biết rằng mình sẽ nhận nhiều trách nhiệm hơn:

  • Bạn phải đi làm nhiều hơn
  • Phải giám sát người khác
  • Quản lý nhiều dự án quan trọng, căng thẳng hơn
  • Liên tục đi công tác xa nhà

Hãy tự tưởng tượng mình đang làm việc ở vị trí mới và xác định xem liệu mọi thứ có thật sự thích thú đối với bạn không?

thăng chức cân nhắc

Khi được thăng chức, bạn nên cân nhắc thật kỹ xem có nên đồng ý hay không?

3. Sau khi thăng chức, bạn sẽ tiến xa hơn trong công việc chứ?

Khi được thăng chức, bạn đã bước một bước trong sơ đồ công ty. Nhưng liệu việc thăng chức có thật sự làm bạn tiến xa hơn trong công việc hay sẽ khiến bạn mãi mãi dừng lại ở ví trí đó.

Giả sử bạn là một kỹ sư phần mềm đã làm việc được 5 năm. Bạn có mong ước mình sẽ tiến lên vị trí kỹ sư phân tích hệ thống. Đột nhiên một ngày, bạn được sếp thăng chức lên vị trí quản lý. Vị trí mới này đòi hỏi bạn phải học tập kỹ năng quản lý, học tập các kỹ năng lãnh đạo, tìm hiểu về mô hình hoạt động của công ty… Điều này, khiến bạn phải bớt đi thời gian lập trình. Lúc này đây, việc thăng chức vô tình đã cản trở bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình.

4. Vị trí mới này sẽ khiến bạn rời xa công việc yêu thích?

Quay trở lại ví dụ trên, là một nhân viên công nghệ thông tin nếu được thăng lên vị trí quản lý trong khi niềm đam mê của bạn là lập trình thì thăng chức thật chẳng có ý nghĩa gì nữa. Nhiều kỹ sư đã mất đi tình yêu nghề chỉ bởi họ phải rèn luyện việc quản lý con người thay vì được vùi đầu, phát huy niềm đam mê lập trình của mình.

thăng chức yêu công việc

Nếu thăng chức khiến bạn phải rời xa công việc yêu thích, bạn có đồng ý không?

“Nếu muốn làm việc thật vui vẻ, hãy chọn một công việc mà bạn thật sự yêu thích khi đó bạn sẽ được vui chơi cả ngày”

Bên cạnh những lời đề nghị hấp dẫn về lương bổng, các quyền lợi đặc biệt khác, bạn cần cân nhắc liệu những điều kiện này có thật sự hấp dẫn để bạn rời bỏ công việc, vị trí mà hiện tại mình đang yêu thích hay không?

5. Vị trí mới có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc

Sự thăng chức có thể ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn. Bạn có thể chi tiêu thoải mái hơn, mua được những món hàng mình yêu thích một cách dễ dàng hơn nhưng trách nhiệm, áp lực sẽ tăng lên rất nhiều:

  • Bạn phải đi công tác nhiều hơn?
  • Bạn phải lo lắng nhiều hơn?
  • Bạn phải suy nghĩ nhiều hơn?

Vì vậy, bạn hãy suy nghĩ xem vị trí mới có ảnh hưởng đến cuộc sống của mình nhiều hơn rồi đưa ra quyết định sao cho thật phù hợp.

thăng chức cân bằng cuộc sống và công việc

Tiến lên một chức vụ mới đòi hỏi bạn phải cân bằng tốt giữa cuộc sống và công việc hơn nữa

Làm thế nào để có thể từ chối chức vụ cao hơn nhưng vẫn giữ được thiện cảm với cấp trên

Nếu bạn muốn từ chối việc thăng chức, bạn có thể gặp riêng sếp, chia sẻ rằng bạn cảm thấy thật vui và vinh dự khi được đề bạt lên một vị trí mới. Sau đó, hãy nói rõ cho sếp hiểu những suy nghĩ, mong muốn và dự định của bạn. Bất cứ một vị lãnh đạo thông minh nào cũng đều hiểu và muốn nhân viên mình được phát huy hết mình.

Thăng chức quả là một tin tuyệt vời. Tuy vậy, khi nghe tin này, bạn hãy thật bình tĩnh, suy nghĩ và cân nhắc với những câu hỏi được nêu ra trong bài viết. Getfly chúc bạn có những quyết định đúng đắn nhất!

Tags: , ,