Thái độ tích cực: Yếu tố quyết định 90% thành công

Phần mềm Getfly CRM – Bạn có biết, thái độ tích cực quyết định 90% thành công của một người. Thế nhưng, trong cuộc sống, không phải ai cũng biết cách để luôn có một thái độ tích cực.

Để mình nghiên cứu xem tại sao Ngọc Trinh và tỉ phú Hoàng Kiều chém nhau trên mạng sau cuộc tình “đắm say?”. Để mình xem hôm nay Hồ Ngọc Hà còn đấu khẩu với vợ anh đại gia kim cương.
Mỗi 5 phút CNN headline đưa tin giât gân của tân tổng thống Đỗ Năm Trung Trump, về khủng bố, bắt cóc, Putin và bom nguyên tử Bắc Hàn.
Bàn về thái độ tích cực và thái độ tiêu cực, chúng ta có thể nhìn rõ nhất khi mình làm một điều gì có 10 người khen, 2 người chỉ trích thì mình chỉ nhớ 2 điều chỉ trích chứ không nhớ 10 người khen mình. Khi ai đó làm 10 điều tốt cho mình, nhưng chỉ cần 1 lần làm điều không tốt là mình chỉ nhớ cái điều duy nhất làm mình phật lòng mà thôi.

Thái độ tích cực và tiêu cực

Kỳ lạ nhỉ??? Tại sao chúng ta quan tâm những điều tiêu cực? Những điều chẳng đem lại giá trị lợi ích gì thì lại vô cùng hấp dẫn và gây chú ý.
Để tồn tại trong thời kỳ tiền sử đầy hiểm nguy, con người được tạo hóa sinh ra rất tiêu cực và hoài nghi. Trong một ngày ta có khoảng 50 ngàn suy nghĩ thì 98% các suy nghĩ đó là những suy nghĩ cũ được lập đi lập lại; 80% là suy nghĩ tiêu cực.
Tại sao nhiều người có thái độ tiêu cực trong cuộc sống
Tại sao nhiều người có thái độ tiêu cực trong cuộc sống
Trong một lớp huấn luyện các quản lý đa quốc gia, tôi chia lớp làm hai nhóm. Hoạt động: Công ty đưa ra một cấu trúc mới về lương bổng, nhân sự vì tình hình kinh tế suy thoái. Nhóm 1 có nhiệm vụ duy nhất – dùng 30 phút để than thở, nói xấu, chửi rủa, chê bai chỉ trích. Nhóm 2 có một nhiệm vụ duy nhất – dùng 30 phút để tìm cách quản lý đội nhóm thích hợp với tình hình thay đổi và vượt qua được tình trạng khó khăn này.
Nhóm 2 nhìn căng thẳng đăm chiêu, không khí yên ắng và sau 30 phút nhóm viết được 2 trang để trình bày. Nhóm 1 đầy năng lượng, nhiệt tình, hồ hởi, phấn khởi, tràn đầy nhuệ khí , nhiệt huyết chửi sếp, chửi chính phủ, chửi mọi người… . Tôi ra hiệu hết giờ nhưng nhóm 1 không “ buông tha”, làm lơ cô giáo và tiếp tục… Cho đến khi đi ăn trưa vẫn chưa “buông tha”. Vào giờ ăn trưa, vẫn còn đầy “nhuệ khí” và “nhiệt tâm nhiệt tình” tiếp tục chỉ trích, than phiền. Kết quả: Nhóm 2 nộp cho cô giáo 24 trang phong phú có cả chửi theo kiểu tiếng Đức, Thái, Lào, Cambochia, Myanmar, Nhật và Việt Nam!!!
Vì sao 80% suy nghĩ của chúng ta là tiêu cực? Vì tạo hóa sinh ra bản năng sống còn, ta phải hoài nghi, phải sợ, cảnh giác và phòng thủ để tránh những rủi ro. Ngày nay, dù loài người không còn bị hổ rượt hay sư tử rình. Loài người không còn phải đấu tranh sinh tồn trong hang rừng hiểm nguy, nhưng bộ não “săn bắn và thu lượm” của con người vẫn không tiến hóa kịp. Dù 80% ý nghĩ tiêu cực để sống còn và tồn tại không còn là “kỹ năng” thích hợp nữa, nhưng cái hộp sọ của chúng ta nó đã được “lập trình” theo “default” kiểu sẵn như vậy đã từ lâu.
Ngày nay, khoa học đã chứng minh được suy nghĩ tích cực giúp ích cho sức khỏe, hạnh phúc và thành công của một con người. Bộ não chúng ta như một phần cứng của vi tính, suy nghĩ tương tác của các hóc môn thần kinh như phần mềm. Suy nghĩ tiêu cực có thể được xem như virus. Nếu nhiễm virus thì ta phải diệt virus và lập trình lại.

1. Nhận dạng virus

Khi bạn nói “Thôi, rồi cũng chẳng tốt đẹp gì đâu… ” “Làm cho có vậy thôi, chứ biết là không xong rồi.” “Tôi lúc nào cũng thua và thất bại… ” “ Sao người ta xấu xa với mình quá dzậy?”
Luôn có tư duy tích cực

2. Cài đặt phần mềm chống virus

Để có thái độ tích cực, mỗi ngày trước khi đi ngủ hoặc sáng mới thức dậy, hãy viết xuống 3 điều mà bạn biết ơn. Khi bạn viết ra được, nó sẽ kích hoạt serotonin làm bạn phấn chấn, lên tinh thần và tự tin. 3 điều đó phải cụ thể và khác nhau mỗi ngày.

3. Tránh đến những nơi, cộng đồng có virus

Virus lan truyền rất nhanh. Nếu ta sinh hoạt, ở gần những cá nhân hay cộng đồng có virus thì ta sẽ nhiễm virus không sớm thì muộn. Nếu virus có ngay trong gia đình mình hay nơi mình làm việc thì làm sao tránh được? Chúng ta sẽ đặt ra “biên giới” đối với những người mình không thể né luôn được. Tôi cũng có một vài thành viên trong gia đình bạn bè bị vi rus rất nặng. Tôi xây dựng biên giới bằng cách: mỗi khi những thành viên đó bắt đầu than vãn, gieo rắc nỗi sợ, nói xấu người khác … tôi lập tức im bặc và nói một câu ngắn gọn“ Bạn có chuyện nào khác không? Vậy nhe. Lan bận rồi. Lan phải đi đây.” Khoảng một tháng là những thành viên đó không dám gặp tôi khi biết trong người có virus.

4. Lập trình và chỉnh code thuật toán

Khi mình bắt đầu có ý nghĩ “Tôi luôn thất bại” thì cứ tự chỉnh lại và nói với mình “ Tôi sẽ thành công”. “Sẽ không ai nghe theo tôi đâu”, thì chỉnh lại “ sẽ có người nghe theo tôi”. “Tôi có linh cảm một điềm không may”, thì chỉnh lại “ Tôi có linh cảm những điều tốt lành sẽ đến.” Cố làm gì. Mọi chuyện cũng chẳng đến đâu”, thì bạn chỉnh lại “ Mình sẽ cố hết mình, rồi sẽ có điều thay đổi.”

5. Thường xuyên lau dọn máy, cài đặt nâng cấp phần mềm mới

Thiền, thay đổi không gian, địa điểm, đường đi, bạn bè… cũng là cách lau dọn và làm mới bộ máy não của mình. Quá trình học hỏi một điều gì mới giúp cho các sợi thần kinh tương tác, tạo ra hóa điện từ giữa các tế bào thần kinh gọi là kỳ tiếp hợp (synapse). Sự tương tác lại tạo ra các hóc môn thần kinh như dopamine, serotonin làm ta phấn chấn và có động cơ hành động.
Thiền là cách "au dọn" giúp bộ não của mình
Thiền là cách “au dọn” giúp bộ não của mình
Nói một cách đơn giản, khi ta học một điều gì mới thì ta biến chuyển về hóa, thần kinh và di truyền gen. Nếu bộ não ta là phần cứng thì các tương tác hóa thần kinh là phần mềm. Môi trường mới, học điều mới giúp ta có tư tưởng mới, dẫn đến những hành vi và trải nghiệm mới… đem đến một trạng thái mới, thái độ tích cực.
Nếu tình hình có tệ thật thì ta không nên ngờ nghệch hoặc tự dối mình mà cho nó là tốt đẹp. Nhưng ta sẽ học cách chuyển mode tiêu cực sang mode “ giải quyết vấn đề”.
Trích Phanlan Bercu

Tags: , ,