Ngưỡng nỗ lực của sales – Phần 2: Giải pháp

Trong bài về ngưỡng nỗ lực của sales phần trước tôi đã đưa ra nguyên nhân và vấn đề. Đến phần 2 này tối sẽ đưa ra giải pháp để các bạn có thể áp dụng một cách hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình.

Giải pháp ngưỡng nỗ lực của sales:
Cần có một thước đo chung, không thể nhầm lẫn giữa hai bên chủ và người làm công, được cả hai bên thống nhất. Bên chủ không thể nói mục tiêu là thấp, bên nhân viên không thể nói đó là quá cao được.

ngưỡng nỗ lực của sales
ngưỡng nỗ lực của sales

Cách làm để có giải pháp đo ngưỡng nỗ lực của sales hiệu quả:
1. Thiết lập một hệ thống chỉ số để đo ngưỡng nỗ lực của sales (nhân viên) và các yếu tố nền tảng tạo ra doanh số của doanh nghiệp (khác nhau giữa cách bán hàng chủ động hoặc bị động – tại cửa hàng của từng công ty). Chú ý các chỉ số này phải theo sát phễu tạo ra doanh số của khách hàng. Có thể theo một mẫu mà tôi thấy khá -đơn giản: nhìn –> quan tâm –> thích –> mua

2. Vận hành một khoảng thời gian trải qua hết các cung bậc tăng và giảm của thị trường rồi tính chỉ số trung bình cho khoảng thời gian như 6 tháng hoặc 1 năm rồi lấy làm căn bản. Đây gọi là cơ sở cho mọi quyết định về sales tiếp theo.

3. Chú ý cả mức độ tăng trưởng của các chỉ số, lấy con số tăng đó làm trung bình. Có hai chỉ số cần quan tâm. Tốc độ gia tăng của cả thị trường, tốc độ của các công ty đối thủ. Chúng ta ở mức nào giữa hai chỉ số này? Đưa ra con số chuẩn thể hiện khả năng hiện tại của sales. Ví dụ: sales một tháng có thể gặp 500 khách hàng, bán được 50 đơn, mỗi đơn 2 SKU, doanh số 200 triệu. Ngưỡng nỗ lực của sales sẽ được đảm bảo.

4.Cân nhắc tinh thần của cả đội, xem ở mức cao, trung bình hay thấp rồi xem có nên tăng lên một chút nữa không? Nếu tăng thì tác động tới đội sales là tốt hay xấu?

5. Thử nghiệm đưa ra trong các cuộc họp của đội sales, một là để đo độ phản ứng của họ, hai là ước chừng lại theo cách nhìn của họ.

6.Triển khai thử nghiệm sau khi đạt được đồng thuận. Rút kinh nghiệm để tránh các vấn đề đã gặp phải.

7. Triển khai chính thức. tiếp tục rà soát thường xuyên.

Cuối cùng:
Sau công việc của đo đếm ngưỡng nỗ lực của sales là công việc của cảm nhận. Chúng ta hãy hiểu thật kỹ nhân viên của mình cả trong công việc lẫn đời sống cá nhân để từ đó biết họ có khả năng tăng tới đâu. Tôi hay nói điều này với hai ngón tay đặt nhẹ lên cổ tay của tay kia như bắt mạch trong Đông Y. Nếu chúng ta có đủ sự nhạy cảm và nghiên cứu kỹ thì hoàn toàn có thể điều chỉnh tăng hay giảm theo đúng mong ước của đội sales

Chúc anh/chị thành công!

‪#‎qtkn_doxuantung‬
‪#‎qtkn_sales‬

Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc Công ty Đào tạo và Tư vấn Nhân Việt

Tags: , ,