Ứng dụng tư duy đo lường Marketing để tối ưu công tác tuyển dụng nhân sự

Doanh nghiệp bạn gặp khó khăn trong hoạt động tuyển dụng nhân sự? Bạn kiểm soát được số lượng hồ sơ gửi về theo ngày và theo tuần hay đơn giản bạn chỉ đăng tin tuyển dụng và CHỜ ĐỢI các hồ sơ một cách bị động?

Bộ phận tuyển dụng luôn đau đáu đi tìm BÍ QUYẾT tối ưu các hoạt động, mong muốn chấm dứt tình trạng dàn trải tất cả các kênh và bị đè nặng bởi nỗi lo chi phí?

Bạn chưa bao giờ thử đo lường và đánh giá hiệu quả của các kênh tuyển dụng nhằm đưa ra giải pháp tối ưu nhất? Bạn lúng túng về loại content hiệu quả để thu hút ứng viên trên Facebook? Bạn không thể nói thời gian đăng tuyển nào là hiệu quả nhất để thu hút được sự chú ý của các ứng viên? Bạn từng cảm thấy quá tải trong một ma trận các kênh tuyển dụng và không thể kiểm soát hết?

tuyển dụng nhân sự
Làm thế nào để tuyển dụng nhân sự hiệu quả hơn?

Nếu thật sự bạn đang ở trong các trường hợp trên thì bạn vẫn chỉ là doanh nghiệp BỊ ĐỘNG trong thế giới của sự CHUYÊN NGHIỆP. Vậy làm sao để bạn có thể CHỦ ĐỘNG và KIỂM SOÁT công việc tuyển dụng trong doanh nghiệp của mình? Chìa khóa cho tất cả những khúc mắc và giúp bạn lấy lại sự chủ động chính là ứng dụng đo lường marketing vào tối ưu công tác tuyển dụng.

1. THIẾT KẾ “CRM CHO TUYỂN DỤNG”
Giải pháp đầu tiên giúp các nhà tuyển dụng có thể đo lường được các chiến dịch của mình chính là việc sử dụng mô hình CRM (Customer Relationship Management) trong công tác tuyển dụng nhân sự. Hãy đặt một tâm thế khác trong công tác tuyển dụng , các ứng viên tham gia chính là những khách hàng khó tính và các kênh tuyển dụng chính là kênh marketing giúp bạn tiếp cận khách hàng của mình.

Hãy sử dụng CRM tính toán tỷ lệ chuyển đổi giữa các phễu từ khi Nhận hồ sơ (1) -> Thi tuyển (2) -> Phỏng vấn (3) -> Thử việc (4) -> Ký hợp đồng (5). Những thống kê về số lượng hồ sơ theo NGUỒN, theo từng VÒNG, theo từng khoảng THỜI GIAN giúp bạn có được một bức tranh toàn cảnh về công tác tuyển dụng, tìm ra được những bí quyết TỐI ƯU công việc và nâng cao NĂNG SUẤT của bộ phận nhân sự.

2. SỬ DỤNG HỆ THỐNG UTM

 Bằng việc thiết lập danh sách các kênh tuyển dụng và gắn mỗi kênh tuyển dụng với một đường link UTM liên kết với thông tin tuyển dụng của bạn, bạn đã có một công cụ hiệu quả để đo lường xem kênh tuyển dụng nào là kênh được quan tâm nhiều nhất (qua số lượt click, số lượt user truy cập từ từng nguồn cụ thể hay thậm chí cả khoảng thời gian trung bình mỗi user đọc thông tin tuyển dụng). Khi đó, bạn hoàn toàn nhìn được top 20% các kênh tuyển dụng bạn đang sử dụng mang lại 80% số lượng hồ sơ mà bạn đang có, để tập trung thời gian, công sức và tiền bạc.

3. XÂY DỰNG BỘ KPIS TUYỂN DỤNG
Các chỉ số đo lường cho phép chủ doanh nghiệp theo dõi được hiệu suất làm việc của nhân sự tuyển dụng và giúp chính nhân sự kaizen phương pháp triển khai.

KPIs của nhân sự tuyển dụng được cụ thể hóa bằng các chỉ số và được báo cáo hàng ngày: Số hồ sơ gửi về theo từng vị trí; số lượng nhân sự vượt qua từng vòng; số cuộc gọi hẹn phỏng vấn, thi tuyển, gửi hồ sơ và tỷ lệ thành công; chi phí cho từng kênh theo đợt tuyển

Các hoạt động cải tiến công tác tổ chức thi tuyển, tối ưu đề thi và câu hỏi phỏng vấn,… được thể hiện kết quả qua sự dịch chuyển tỷ lệ chuyển đổi qua từng tầng của “phễu”. Theo dõi và tác động lên các chỉ số này nhân sự thực chất đang cải thiện kỹ năng xây dựng mối quan hệ với ứng viên.

“Mọi công việc làm theo thói quen quá khứ đều không thể mang lại những kết quả đột phá”.

Hãy thử một lần THAY ĐỔI, hãy dám dành thời gian của bạn để sử dụng những CÔNG CỤ và CON SỐ theo tư duy đo lường Marketing để nhìn ra được BỨC TRANH TOÀN CẢNH về công việc tuyển dụng nhân sự của mình.

ĐôngNQ

Tags: , ,