Lãnh đạo trẻ tuổi hơn nhân viên – Xử lý như thế nào đây?

Đi cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, thế hệ trẻ ngày nay đang nhận được nên giáo dục tốt hơn. Chính vì vậy, số lượng cách lãnh đạo trẻ tuổi đang xuất hiện ngày một nhiều hơn, tiêu biểu có thể kể đến như: Mark Zuckerberg, Evan Spiegel,… Họ đều là những lãnh đạo trẻ, có độ tuổi từ 25 – 30.

lãnh đạo trẻ tuổi mark zuckerberg
Mark Zuckerberg – một trong những lãnh đạo trẻ tuổi thành công nhất hiện nay

Vậy khi trở thành một lãnh đạo trẻ tuổi, họ phải làm gì để nhân viên của mình không những đồng tình mà còn kính nể và đóng góp hết sức lực cho công ty?

Đối với những người trẻ, khi được giao vị trí quản lý, có 3 công việc nên làm:

  • Tự tin
  • Sẵn sàng tiếp thu ý kiến
  • Đưa ra phản hồi thường xuyên

Lãnh đạo trẻ tuổi phải thật tự tin

Tự tin là yếu tố cần thiết số một để đảm bảo một lãnh đạo trẻ tuổi có thể chỉ đạo đội ngũ nhân viên của mình. Nếu muốn nhân viên có thể lắng nghe ý kiến của mình, người lãnh đạo trẻ tuổi cần tạo được sức mạnh trong lời nói. Để làm được điều này, bạn cần phải:

  • Nắm rõ được hướng đi của dự án
  • Thông tin của khách hàng
  • Cách làm việc, mức độ hiệu quả của nhân viên

Để làm được điều này, người lãnh đạo có thể sử dụng các phần mềm quản lý để hỗ trợ như phần mềm quản lý nhân viên, phần mềm quản lý công việc,… Phần mềm quản lý của Getfly cho phép các lãnh đạo thống kê công việc, kiểm tra lại các đoạn chốt sale của nhân viên với khách hàng. Từ đó, họ có thể có được cái nhìn toàn thể về công ty.

lanh dao tre tuoi tu tin

Xây dựng sự tự tin cho bản thân chính là cách tốt nhất để nhân viên tin tưởng

Một kinh nghiệm nhỏ để tạo được sự tin tưởng đối với nhân viên đó là khi bắt đầu một đoạn hội thoại hay phát biểu một ý kiến, một lãnh đạo trẻ tuổi không nên nói những câu như:”Tôi không chắc lắm về ý tưởng này nhưng… ”, “Tôi biết rằng mình còn thiếu kinh nghiệm nhưng… ”,…

Tất nhiên, sự tự tin phải luôn đi kèm với trình độ và năng lực thật sự.

Sẵn sàng tiếp thu ý kiến

Sau khi đã có sự tự tin, những lãnh đạo trẻ tuổi cần chuẩn bị cho mình tinh thần tiếp thu cái mới. Tự tin là một đức tính tốt nhưng đừng vì thế mà quá tự cao. Hãy luôn lắng nghe ý kiến từ nhân viên. Trong nhiều trường hợp, họ sẽ đưa ra những lời khuyên rất hữu ích để giúp lãnh đạo cải thiện bản thân.

Trong một cuộc họp, người lãnh đạo trẻ tuổi nên khẳng định vị trí, ý kiến của mình rồi đưa ra phương hướng chiến lược cho công ty sau đó lắng nghe ý kiến từ các nhân viên. Hãy bắt đầu việc lắng nghe bằng câu hỏi:” Ý kiến của tôi có giống như những gì mọi người đang nghĩ?” thay vì hỏi xem mọi người thấy ý kiến của mình đúng hay sai. Hãy luôn nhớ điểm khởi đầu mà một lãnh đạo trẻ tuổi dựa vào để giao tiếp là năng lực chứ không phải kinh nghiệm.

lanh dao tre tuoi lang nghe

Luôn vui vẻ lắng nghe ý kiến của nhân viên

Lãnh đạo trẻ tuổi cần tạo điều kiện để các nhân viên lớn tuổi hơn có thể tham gia trao đổi, chia sẻ áp lực. Việc hỏi ý kiến, phản hồi phải hoàn toàn khác với việc xin lời khuyên hay hướng dẫn.

Yêu cầu nhân viên đưa ra phản hồi thường xuyên

 Để có thể không ngừng tiến bộ, người lãnh đạo trẻ tuổi nên yêu cầu nhân viên đưa ra phản hồi một cách thường xuyên về năng lực của mình. Hãy luôn để nhân viên biết rằng, bạn có mong muốn hoàn thiện bản thân. Với thái độ như vậy, nhân viên sẽ luôn có cái nhìn quý mến, cảm phục với người lãnh đạo.

lanh dao tre tuoi phan hoi

Phản hồi giúp lãnh đạo trẻ tuổi ngày một hoàn thiện mình hơn

Để lãnh đạo những nhân viên lớn tuổi hơn mình không phải là chuyện dễ dàng, người lãnh đạo trẻ tuổi cần phải rèn luyện cho mình sự tự tin, tinh thần sẵn sàng lắng nghe ý kiến của nhân viên. Tuy vậy, bạn nên luôn nằm trong tâm thế tự tin để lôi kéo nhân viên mình đi đúng hướng. Tránh những câu hỏi như:” Chúng ta nên đi theo hướng nào?”, “ Chúng ta phải làm sao?”,… Điều này sẽ khiến nhân viên bạn mất niềm tin  trước khi bạn chiếm được cảm tình của họ.

Tags: , ,